Từ 22/03/2022, cho phép mở lại hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải tại vùng dịch cấp 4 trên địa bàn cả nước phải không?
- Phân loại và phạm vi đánh giá cấp giá cấp độ dịch Covid-19 hiện nay như thế nào?
- Từ ngày 22/03/2022, cho phép mở lại hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải tại vùng có cấp độ dịch Covid-19 cao nhất trên địa bàn cả nước?
- Các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người tham gia giao thông và đơn vị kinh doanh vận tải 3 lĩnh vực là gì?
Phân loại và phạm vi đánh giá cấp giá cấp độ dịch Covid-19 hiện nay như thế nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 359/QĐ-BGTVT năm 2022, dịch Covid-19 hiện nay được phân thành 04 cấp độ và phạm vi đánh giá từ quy mô cấp xã, cụ thể như sau:
"Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các nội dung sau:
...
3. Phân loại, phạm vi đánh giá cấp độ dịch
3.1. Phân loại cấp độ dịch
- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh;
- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng;
- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam;
- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
3.2. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch Đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả."
Từ ngày 22/03/2022, cho phép mở lại hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải tại vùng có cấp độ dịch Covid-19 cao nhất trên địa bàn cả nước?
Từ ngày 22/03/2022, cho phép mở lại hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải tại vùng có cấp độ dịch Covid-19 cao nhất trên địa bàn cả nước?
Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 359/QĐ-BGTVT năm 2022 về việc cho phép hoạt động trở lại đối với vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải như sau:
"Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các nội dung sau:
...
4. Hoạt động vận tải đường bộ (bao gồm cả hoạt động vận tải nội bộ), vận tải đường thủy nội địa, hàng hải trên địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương."
Như vậy, kể từ ngày 22/03/2022, hoạt động vận tải đường bộ (bao gồm cả hoạt động vận tải nội bộ), vận tải đường thủy nội địa, hàng hải trên địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được phép hoạt động trên địa bàn cả nước với điều kiện phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.
Các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người tham gia giao thông và đơn vị kinh doanh vận tải 3 lĩnh vực là gì?
Theo hướng dẫn tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Quyết định 359/QĐ-BGTVT năm 2022 thì người tham gia giao thông và đơn vị kinh doanh vận tải 3 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải khi hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 dưới đây:
"Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các nội dung sau:
...
5. Người điều khiển phương tiện (lái xe, phụ xe, nhân viên bốc xếp đi theo xe; lái tàu, thủy thủ, nhân viên bốc xếp đi theo tàu), hành khách tham gia giao thông 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
5.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
5.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
5.3. Xét nghiệm y tế, cách ly y tế: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.
6. Đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; cảng biển; cảng, bến thuỷ nội địa; đầu mối xếp dỡ hàng hoá khác trên địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương."
Theo đó, người điều khiển phương tiện (lái xe, phụ xe, nhân viên bốc xếp đi theo xe; lái tàu, thủy thủ, nhân viên bốc xếp đi theo tàu), hành khách tham gia giao thông 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
- Xét nghiệm y tế, cách ly y tế: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.
Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; cảng biển; cảng, bến thuỷ nội địa; đầu mối xếp dỡ hàng hoá khác trên địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được phép hoạt động nhưng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.
Bùi Ngọc Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Covid-19 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?
- Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày bao nhiêu tháng 11? Có tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam không?
- Khuyết tật trí tuệ là gì? Có bao nhiêu mức độ khuyết tật trí tuệ? Việc xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?