Việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Ngày 01/3/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Cụ thể theo Điều 6 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
(1) Đối với thỏa thuận quốc tế:
Khi thực hiện lấy ý kiến đối với thỏa thuận quốc tế theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 (trừ thỏa thuận quốc tế quy định tại Điều 20 và Điều 23 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020) mà thỏa thuận quốc tế có nội dung hợp tác quốc tế liên quan đến pháp luật và cải cách tư pháp,
=> Cơ quan, tổ chức để xuất ký kết thỏa thuận quốc tế đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an để lấy ý kiến về nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
(2) Đối với chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật và cải cách tư pháp:
- Khi thực hiện lấy ý kiến đối với chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương thực hiện của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định 80/2020/NĐ-CP,
=> Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để lấy ý kiến về nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
- Khi thực hiện lấy ý kiến đối với chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan chủ quản theo quy định của Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định 80/2020/NĐ-CP,
=> Cơ quan chủ quản đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an để lấy ý kiến về nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
(3) Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp:
Khi thực hiện lấy ý kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định của Quyết định 06/2020/QĐ-TTg,
=> cơ quan chủ trì thực hiện lấy ý kiến đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an (trường hợp có sự tham gia của báo cáo viên là người nước ngoài) để lấy ý kiến về các nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
(4) Trường hợp thỏa thuận quốc tế, chương trình, dự án, phi dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp có nội dung liên quan tới lĩnh vực quân sự, quốc phòng hoặc có hoạt động thực hiện ở khu vực biên giới, cửa khẩu và các khu vực trọng điểm khác về quốc phòng.
Ngoài việc lấy ý kiến các cơ quan theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định 26/2024/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức thực hiện lấy ý kiến có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Quốc phòng về các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
(5) Hồ sơ lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành, trong đó phải thể hiện rõ sự cần thiết thực hiện hoạt động hợp tác, nội dung hợp tác, hình thức hợp tác, đối tác hợp tác, kết quả dự kiến đạt được, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu tại Điều 5 Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
(6) Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định pháp luật.
Trường hợp pháp luật có liên quan quy định thời gian trả lời khác với quy định tại khoản này thì áp dụng theo quy định pháp luật có liên quan.
Nội dung cho ý kiến căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan được lấy ý kiến và quy định tại Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
Việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo cụ thể như sau:
- Hằng năm, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến Bộ Tư pháp trước ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo.
Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
- Các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học có trách nhiệm báo cáo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật có liên quan về tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo.
Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp.
Nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy đinh cụ thể nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
(1) Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại Nghị định 26/2024/NĐ-CP gồm toàn bộ hoặc một phần nội dung sau:
- Tăng cường năng lực trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật.
- Cải cách tư pháp.
(2) Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại Nghị định 26/2024/NĐ-CP được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế.
(3) Các nội dung và hình thức hợp tác pháp luật và cải cách tư pháp không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 26/2024/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định pháp luật khác có liên quan.
Nghị định 26/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
Nguyễn Trí Tín
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?