Thông tin cảnh báo là gì? Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn hàng hóa có thể được thực hiện bằng những hình thức nào?

Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn hàng hóa có thể được thực hiện bằng những hình thức nào? Thông tin cảnh báo của trang thiết bị y tế có bắt buộc thể hiện trực tiếp trên nhãn không? Đây là câu hỏi của anh H.D đến từ Bình Định.

Thông tin cảnh báo là gì?

Thông tin cảnh báo được giải thích tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

Thông tin cảnh báo là những thông tin lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tài sản và môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng;

Theo đó, thông tin cảnh báo là những thông tin lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tài sản và môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.

thông tin cảnh báo

Thông tin cảnh báo là gì? (Hình từ Internet)

Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn hàng hóa có thể được thực hiện bằng những hình thức nào?

Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn hàng hóa có thể được thực hiện bằng những hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo
1. Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có), thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.
Giá trị khoảng dung sai được thể hiện trên nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì không được ghi theo hướng tạo lợi thế cho chính hàng hóa đó.
2. Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi các thông số kỹ thuật cơ bản.
3. Thuốc dùng cho người, vắc xin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học phải ghi:
a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
b) Số giấy đăng ký lưu hành thuốc, số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
4. Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phải ghi:
a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
b) Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
5. Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.
6. Thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp của hàng hóa thuộc loại đặc biệt có sử dụng chất bảo quản mà đã quy định liều lượng sử dụng và xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại đối với người, động vật và môi trường phải ghi tên chất bảo quản kèm theo các thành phần này.
7. Hàng hóa hoặc thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
8. Thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại Điều này thì ghi theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.

Theo đó, thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.

Thông tin cảnh báo của trang thiết bị y tế có bắt buộc thể hiện trực tiếp trên nhãn không?

Các thông tin bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của trang thiết bị y tế được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:

- Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;

- Số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế;

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng; đối với trang thiết bị y tế là máy móc, thiết bị ghi năm sản xuất hoặc tháng, năm sản xuất;

- Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

Theo đó, thông tin cảnh báo của trang thiết bị y tế có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

Có thể hiểu là thông tin cảnh báo của trang thiết bị y tế không bắt buộc phải thể hiện trực tiếp trên nhãn, nếu không trực tiếp thể hiện trên nãn thì ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhãn hàng hóa

Nguyễn Nhật Vy

Nhãn hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhãn hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhãn hàng hóa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung phải có trên nhãn mỹ phẩm gồm những nội dung gì? Trường hợp ghi sai kích thước chữ và số trên nhãn mỹ phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được dùng mã vạch của Việt Nam dán đè lên mã vạch của nước ngoài trên nhãn hàng hóa hay không?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào? Thể hiện thông tin địa điểm trên nhãn hàng hóa gồm các thông tin nào?
Pháp luật
Nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin gì? Việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định thế nào?
Pháp luật
Nhãn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có bắt buộc phải có tên của nhà sản xuất hay không? Ai có trách nhiệm xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Có bắt buộc phải thể hiện bằng phương thức điện tử trên nhãn hàng hóa đối với thông số kỹ thuật của sản phẩm dệt may hay không?
Pháp luật
Nhãn hàng hóa là gì? Tên quốc tế của nước ghi trên nhãn hàng hóa có bắt buộc phải phiên âm ra tiếng Việt hay không?
Pháp luật
Bao bì được sử dụng để lưu giữ hàng hóa đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm hay không?
Pháp luật
Đối với nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cần ghi nhãn phụ không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào