Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có thể thuê cơ sở xay, xát của người khác để xét đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hay không?
- Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có thể thuê cơ sở xay, xát của người khác để xét đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hay không?
- Thương nhân muốn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có cần nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của mình hay không?
- Các quy định trên có áp dụng với trường hợp xuất khẩu gạo hữu cơ hay không?
Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có thể thuê cơ sở xay, xát của người khác để xét đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hay không?
Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có thể thuê cơ sở xay, xát của người khác để xét đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hay không?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nói chung và điều kiện về cơ sở xay, xát thóc, gạo nói riêng cụ thể như sau:
"Điều 4. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận."
Theo đó, một trong những điều kiện được kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân (đã thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật) là có ít nhất 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Cơ sở xay, xát nói trên có thể là của chính thương nhân hoặc thương nhân có thể thuê từ tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Như vậy, thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo có thể thuê cơ sở xay, xát của người khác để xét đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thương nhân muốn xin cấp giấy chứng nhận không thể thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai từ thương nhân đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương nhân muốn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có cần nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của mình hay không?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP cụ thể gồm những thành phần sau:
"2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân."
Theo đó, một trong những thành phần cần thiết trong hồ sơ là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư) của thương nhân. Cần chuẩn bị 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Các quy định trên có áp dụng với trường hợp xuất khẩu gạo hữu cơ hay không?
Đối với trường hợp xuất khẩu gạo hữu cơ, khoản 2 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
"3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này."
Như vậy, đối với thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ thì không cần thiết phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, cũng không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12. Thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ không cần có giấy chứng nhận mà chỉ cần tuân thủ các điều kiện về trách nhiệm báo cáo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, cụ thể:
"2. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo trong kỳ báo cáo."
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất khẩu gạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?