Thuyền trưởng có quyền khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài không?
- Thuyền trưởng có quyền khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài không?
- Tòa án nước ngoài có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp không?
- Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp
- Gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp
- Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp
Thuyền trưởng có quyền khiếu nại về quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài không?
Theo Điều 66 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định về khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài như sau:
- Thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài. Thời hạn khiếu nại là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm thuyền trưởng nhận được quyết định của Tòa án.
Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài. Thời hạn kiến nghị là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.
- Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:
+ Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.
+ Hủy quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.
- Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Như vậy, thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có quyền khiếu nại bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.
Tòa án nước ngoài có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp không?
Theo Điều 67 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp:
Tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Quyết định bắt giữ tàu biển bị hủy
- Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết;
- Theo yêu cầu của Tòa án nước ngoài đã ủy thác bắt giữ tàu biển;
Theo đó, Tòa án nước ngoài đã ủy thác bắt giữ tàu biển có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp
Theo Điều 68 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 thì yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp như sau:
Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 67 của Pháp lệnh này, Tòa án nước ngoài phải có văn bản yêu cầu thả tàu biển. Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của Tòa án nước ngoài yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;
- Tên Tòa án Việt Nam nhận văn bản yêu cầu;
- Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;
- Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;
- Lý do yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Thực hiện ủy thác tư pháp của tòa án nước ngoài
Gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp
Theo Điều 69 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định Tòa án nước ngoài gửi văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Bộ Tư pháp Việt Nam để Bộ Tư pháp chuyển cho Tòa án đã ra quyết định bắt giữ tàu biển đó.
Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp
Theo Điều 70 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp như sau:
- Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp.
- Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán được phân công giải quyết phải xem xét và ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ nếu xét thấy có căn cứ. Trường hợp không chấp nhận vì không có căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ biết, trong đó nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp.
- Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án Việt Nam ra quyết định;
+ Căn cứ pháp luật để Tòa án ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ;
+ Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển được thả; bến cảng nơi tàu biển đang bị bắt giữ được thả;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu hoặc người khai thác tàu;
+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;
+ Lý do thả tàu biển đang bị bắt giữ;
+ Các quyết định của Tòa án.
- Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài có hiệu lực thi hành ngay.
- Tòa án phải giao hai bản quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy thác tư pháp.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy thác tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?