Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực có chức trách gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Tiểu đoàn trưởng?
Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực có chức trách gì?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 29/2020/TT-BQP quy định về chức trách của Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực như sau:
Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng, đại đội trưởng, hải đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng
1. Chức trách
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, đảng ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cấp mình về xây dựng, huấn luyện, hoạt động của đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền.
...
Như vậy, Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực chịu trách nhiệm trước pháp luật, đảng ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cấp mình về xây dựng, huấn luyện, hoạt động của đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực?
Theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:
a) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ;
b) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ; Tư lệnh Quân chủng Hải quân quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy hải đội tự vệ thuộc quyền quản lý;
c) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng và Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
2. Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại;
b) Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ tại Điều này và thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội; quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ.
Như vậy, Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có thẩm quyền bổ nhiệm Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực.
Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực có chức trách gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Tiểu đoàn trưởng? (Hình từ Internet)
Mối quan hệ công tác của Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 29/2020/TT-BQP quy định về chức trách của Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực như sau:
Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng, đại đội trưởng, hải đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng
...
3. Mối quan hệ công tác
a) Quan hệ với cấp ủy (chi bộ) cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cùng cấp là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác Dân quân tự vệ;
b) Quan hệ với cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức theo phân cấp quản lý là quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý điều hành về công tác Dân quân tự vệ;
c) Quan hệ với người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên là quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
d) Quan hệ với chính trị viên đơn vị Dân quân tự vệ cùng cấp là quan hệ phối hợp công tác;
đ) Quan hệ với cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn là quan hệ phối hợp công tác;
e) Quan hệ với chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền là quan hệ cấp trên và cấp dưới.
Căn cứ trên quy định mối quan hệ công tác của Tiểu đoàn trưởng Dân quân thường trực như sau:
- Quan hệ với cấp ủy (chi bộ) cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cùng cấp là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác Dân quân tự vệ;
- Quan hệ với cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức theo phân cấp quản lý là quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý điều hành về công tác Dân quân tự vệ;
- Quan hệ với người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên là quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
- Quan hệ với chính trị viên đơn vị Dân quân tự vệ cùng cấp là quan hệ phối hợp công tác;
- Quan hệ với cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn là quan hệ phối hợp công tác;
- Quan hệ với chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền là quan hệ cấp trên và cấp dưới.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân quân thường trực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?