Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn có được hủy bỏ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn đối với khách hàng hay không?
Cung ứng dịch vụ tư vấn trong hoạt động thương mại được hiểu là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Theo đó, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, trong đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 87/2002/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. Hoạt động tư vấn là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án, lập dự án và giám sát, đánh giá do các tổ chức chuyên môn, cá nhân Việt Nam thực hiện độc lập, khách quan theo yêu cầu của người sử dụng tư vấn.
...
Như vậy, cung ứng dịch vụ tư vấn trong hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động của các bên tham gia dịch vụ tư vấn, bên cung ứng dịch vụ tư vấn có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ tư vấn là khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn có được huỷ bỏ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn đối với khách hàng hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn phải đáp ứng tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 87/2002/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cung ứng dịch vụ tư vấn
1. Đối với tổ chức hoạt động tư vấn :
a) Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức khác có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn, được thành lập và đăng ký hoạt động phù hợp với các quy định của pháp luật;
b) Có trụ sở và phương tiện làm việc;
c) Có ít nhất 02 người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với cá nhân hoạt động tư vấn :
a) Có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thuộc lĩnh vực hành nghề tư vấn hoặc có chứng chỉ hành nghề tư vấn trong trường hợp pháp luật có quy định;
b) Có tư cách đạo đức tốt;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
d) Không ở trong tình trạng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực hành nghề tư vấn.
đ) Phải hoạt động trong một tổ chức tư vấn nhất định.
3. Cán bộ, công chức được phép tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn trong trường hợp sự tham gia đó không trái với Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Như vậy, theo quy định, tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức khác có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn, được thành lập và đăng ký hoạt động phù hợp với các quy định của pháp luật;
- Có trụ sở và phương tiện làm việc;
- Có ít nhất 02 người có đủ các điều kiện sau:
+ Có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thuộc lĩnh vực hành nghề tư vấn hoặc có chứng chỉ hành nghề tư vấn trong trường hợp pháp luật có quy định;
+ Có tư cách đạo đức tốt;
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không ở trong tình trạng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực hành nghề tư vấn.
+ Phải hoạt động trong một tổ chức tư vấn nhất định.
Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn có được huỷ bỏ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn đối với khách hàng hay không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 87/2002/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền của nhà tư vấn
1. Tham dự bình đẳng các cuộc tuyển chọn hoặc đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
2. Đàm phán và ký kết hợp đồng tư vấn.
3. Thu phí tư vấn theo thoả thuận trong hợp đồng tư vấn.
4. Hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp người sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
5. Yêu cầu người sử dụng dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng tư vấn.
6. Thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện hợp đồng tư vấn.
7. Tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tư vấn.
8. Thành lập tổ chức tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
9. Tham gia các hiệp hội tư vấn trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhà tư vấn có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng tư vấn và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp người sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
Như vậy, theo quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn chỉ được huỷ bỏ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn đối với khách hàng trong trường hợp người sử dụng dịch vụ tư vấn vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tư vấn.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ tư vấn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?