Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình khởi kiện vụ án dân sự vì lợi ích công cộng phải có phạm vi hoạt động thế nào?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình khởi kiện vụ án dân sự vì lợi ích công cộng phải có phạm vi hoạt động thế nào?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự vì lợi ích công cộng có phải công khai thông báo thụ lý vụ án?
- Trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng thì tiền bồi thường thiệt hại của vụ án do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được xử lý thế nào?
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình khởi kiện vụ án dân sự vì lợi ích công cộng phải có phạm vi hoạt động thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
c) Tham gia góp ý xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan;
đ) Tham gia hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu;
e) Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm do mình thực hiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
g) Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
i) Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng.
2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu 01 năm kể từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện;
d) Có phạm vi hoạt động từ cấp huyện trở lên.
Như vậy, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng thì phải có phạm vi hoạt động từ cấp huyện trở lên đồng thời phải đáp đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng;
- Có thời gian hoạt động tối thiểu 01 năm kể từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình khởi kiện vụ án dân sự vì lợi ích công cộng phải có phạm vi hoạt động thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự vì lợi ích công cộng có phải công khai thông báo thụ lý vụ án?
Theo khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định như sau:
Công khai thông tin về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện
1. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng có trách nhiệm công khai thông báo thụ lý vụ án của Tòa án về việc khởi kiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thụ lý.
...
Như vậy, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng có phải công khai thông báo thụ lý vụ án trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thụ lý.
Trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng thì tiền bồi thường thiệt hại của vụ án do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 55/2024/NĐ-CP như sau:
Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng
Trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng, tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước theo nguyên tắc sau:
1. Tiền bồi thường thiệt hại của vụ án do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên khởi kiện sẽ nộp vào ngân sách trung ương.
2. Tiền bồi thường thiệt hại của vụ án do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động trên phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khởi kiện sẽ nộp vào ngân sách địa phương.
Như vậy, trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng thì tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng được xử lý như sau:
- Trường hợp do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động trên phạm vi từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên khởi kiện: Tiền bồi thường thiệt hại được nộp vào ngân sách trung ương.
- Trường hợp do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khởi kiện: Tiền bồi thường thiệt hại được nộp vào ngân sách địa phương.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?