Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ thanh toán khi nào?
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do ai quyết định thành lập?
Căn cứ vào Điều 52 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:
Thành lập và hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ thanh toán khi nào? (Hình từ Internet)
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ thanh toán khi nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 55 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Ban hành các quy chế về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và các quy chế nghiệp vụ khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
b) Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng; cung cấp dịch vụ khác quy định tại Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế cho các loại chứng khoán đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán của thành viên lưu ký;
e) Được sử dụng các nguồn hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tạm thời mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
...
Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ thanh toán khi thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tạm thời mất khả năng thanh toán.
Thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký;
b) Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.
2. Thành viên lưu ký có các quyền sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng;
b) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
...
Như vậy, thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
- Công ty chứng khoán;
- Ngân hàng thương mại;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Lưu ý: Các đối tượng nêu trên chỉ được trở thành thành viên lưu ký sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho cá nhân đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao?
- Có phải nộp thuế sử dụng đất khi gia hạn sử dụng đất không? Hướng dẫn viết đơn xin gia hạn sử dụng đất?
- Từ tháng 1 đến tháng 12 có bao nhiêu ngày? 1 năm có bao nhiêu tuần? 1 năm có bao nhiêu phút, giây?
- Cách ghi Mẫu 03 Báo cáo thành tích cá nhân theo Nghị định 98? Tải về file word Mẫu 03 Báo cáo thành tích cá nhân theo Nghị định 98?
- Lễ cúng Mùng 1 Tết Âm lịch là gì? Mùng 1 Tết rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết Âm lịch?