Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá vùng đất chuyên trồng lúa thuộc về ai theo quy định pháp luật?
- Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm đúng không?
- Bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc thuộc về ai?
Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm đúng không?
Khái niệm "Đất chuyên trồng lúa" được quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
...
Theo đó, đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
Đất chuyên trồng lúa là gì? Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá vùng đất chuyên trồng lúa thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp được quy định như thế nào?
Bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp được quy định tại Điều 10 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:
Quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
a) Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
b) Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
c) Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
d) Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
3. Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.
4. Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.
Theo đó, việc bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp được quy định như sau:
- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
+ Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
+ Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
+ Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
+ Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
- Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.
- Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.
Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc thuộc về ai?
Trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc được quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Tài chính:
Cân đối, bố trí nguồn ngân sách trung ương chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong từng kỳ trung hạn để hỗ trợ địa phương sản xuất lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về đầu tư công.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; cân đối, bố trí vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt;
c) Phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao tại địa phương;
....
Theo đó, tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất chuyên trồng lúa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?