Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào? Việc kiểm tra này được thực hiện theo phương pháp nào?
- Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào?
- Việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo phương pháp nào?
- Cục Chăn nuôi có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi?
Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào?
Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:
Trình tự kiểm tra
1. Bước 1: Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống và các sản phẩm của vật nuôi theo phương pháp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để tiến hành phân tích, đánh giá.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống và các sản phẩm của vật nuôi theo phương pháp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
- Bước 2: Lựa chọn phương pháp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để tiến hành phân tích, đánh giá.
Trình tự kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo phương pháp nào?
Việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo phương pháp được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Phương pháp kiểm tra và xử lý kết quả phân tích
1. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra bằng việc đánh giá sự tồn tại của các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine thuộc nhóm Beta-Agonist trong thức ăn chăn nuôi, nước uống, thuốc thú y, nước tiểu, mẫu máu và các sản phẩm của gia súc, gia cầm theo một trong hai cách sau:
a) Cách thứ nhất (áp dụng trong trường hợp cần kết quả kiểm tra nhanh):
Tiến hành phân tích định tính bằng kit thử nhanh hoặc phân tích bán định lượng bằng kit ELISA chung cho nhóm Beta-agonist hoặc định tính riêng cho từng chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine. Giới hạn phát hiện (LOD) của kit thử nhanh phải nhỏ hơn 5ppb đối với chất Salbutamol, 3 ppb đối với chất Clenbuterol, 2 ppb đối với chất Ractopamine. Giới hạn phát hiện (LOD) của kit ELISA phải nhỏ hơn 0,2 ppb. Nếu kết quả âm tính thì kết thúc quá trình kiểm tra. Việc đưa kit thử nhanh vào sử dụng được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi.
Nếu kết quả dương tính, tiếp tục phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký để khẳng định chắc chắn là dương tính hay không và xác định hàm lượng của chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong mẫu thử.
b) Cách thứ hai:
Tiến hành ngay việc phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký đối với các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.
2. Xử lý kết quả phân tích
a) Nếu kết quả âm tính bằng các phương pháp phân tích trên thì khẳng định mẫu không vi phạm (hay mẫu âm tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist).
b) Kết quả dương tính bằng phân tích định lượng là cơ sở để xử lý vi phạm và công bố mẫu vi phạm (hay mẫu dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist). Căn cứ để khẳng định mẫu dương tính được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi được thực hiện theo phương pháp sau:
- Cách thứ nhất (áp dụng trong trường hợp cần kết quả kiểm tra nhanh):
+ Tiến hành phân tích định tính bằng kit thử nhanh hoặc phân tích bán định lượng bằng kit ELISA chung cho nhóm Beta-agonist hoặc định tính riêng cho từng chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.
+ Giới hạn phát hiện (LOD) của kit thử nhanh phải nhỏ hơn 5ppb đối với chất Salbutamol, 3 ppb đối với chất Clenbuterol, 2 ppb đối với chất Ractopamine.
+ Giới hạn phát hiện (LOD) của kit ELISA phải nhỏ hơn 0,2 ppb.
+ Nếu kết quả âm tính thì kết thúc quá trình kiểm tra. Việc đưa kit thử nhanh vào sử dụng được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Chăn nuôi.
+ Nếu kết quả dương tính, tiếp tục phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký để khẳng định chắc chắn là dương tính hay không và xác định hàm lượng của chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong mẫu thử.
- Cách thứ hai:
+ Tiến hành ngay việc phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký đối với các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.
Cục Chăn nuôi có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi?
Cục Chăn nuôi có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi, thì theo quy định tại Điều 8 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm của Cục Chăn nuôi
1. Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi thì Cục Chăn nuôi có các trách nhiệm sau:
- Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
- Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
- Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?