Trong bảo hiểm tài sản doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba có lỗi gây thiệt hại bồi hoàn lại giá trị tài sản được bảo hiểm không?

Trong bảo hiểm tài sản doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba có lỗi gây thiệt hại bồi hoàn lại giá trị tài sản được bảo hiểm không? Cụ thể, vào tháng 4 năm nay tôi đã làm hư hỏng tài sản của một người lạ, và tài sản này được bảo hiểm. Đến tháng 6 thì tôi nhận được thông báo của công ty bảo hiểm với yêu cầu bồi thường tài sản đó. Vậy cho tôi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu tôi bồi hoàn không? - Câu hỏi của anh Phúc Long đến từ Yên Bái.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản được hiểu như thế nào? Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hợp đồng bảo hiểm
1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
...

Theo đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản là một loại hợp đồng bảo hiểm. Nó là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trước đây quy định về hợp đồng bảo hiểm tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Hợp đồng bảo hiểm

1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

a) Hợp đồng bảo hiểm con người;

b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

...

Theo Điều 43 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như sau:

Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
1. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại là bất kỳ lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.

Theo đó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trước đây, quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản

Trong bảo hiểm tài sản doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba có lỗi gây thiệt hại bồi hoàn lại giá trị tài sản được bảo hiểm không?

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như sau:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
d) Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Trước đây quy định quyền của doanh nghiệp bảo hiểm tại điểm e khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật này;

d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;

….

Đồng thời tại khoản 1, khoản 2 Điều 54 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn như sau:

Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trường hợp người thứ ba có trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì thực hiện như sau:
a) Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả tiền bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
2. Khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn đối với người thứ ba, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài các tài liệu cần thiết và thông tin liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...

Theo đó, khi sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản xảy ra mà có lỗi từ người thứ ba dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả tiền bảo hiểm cho người mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Và người mua bảo hiểm cũng có trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định.

Như vậy, đối với trường hợp bạn làm hư hại tài sản của người khác và tài sản đó được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả tiền bảo hiểm thì sau khi được người mua bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn thì doanh nghiệp bảo hiểm đó vẫn có quyền yêu cầu bạn bồi hoàn lại số tiền bảo hiểm mà họ đã chi trả.

Trước đây, quy định trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn tại khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

….

Trường hợp nào doanh nghiệp không có quyền yêu cầu người thứ ba có lỗi gây thiệt hại bồi hoàn lại giá trị tài sản được bảo hiểm?

Đồng thời tại khoản 3 Điều 54 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn như sau:

Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
...
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.

Như vậy, trong trường hợp người thứ ba gây ra thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được quyền yêu cầu họ bồi hoàn khoản tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý.

Trước đây, quy định trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn tại khoản 3 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn

…..

3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng bảo hiểm

Trần Thị Tuyết Vân

Hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo hiểm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì? Hình thức bồi thường hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay là mẫu nào? Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới?
Pháp luật
Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng không? Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ như thế nào trong hợp đồng bảo hiểm?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm? Hợp đồng bảo hiểm cần phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Có được tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho một tài sản hay không? Nếu được thì có cần thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm sau không?
Pháp luật
Phải ghi rõ số tiền bảo hiểm được thoả thuận trước trong hợp đồng bảo hiểm đối với nghiệp vụ bảo hiểm nào?
Pháp luật
Khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do không đóng phí bảo hiểm thì sẽ có hậu quả pháp lý như thế nào?
Pháp luật
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với người khiếm thị hoặc không biết chữ thì ký tên được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm nhưng không được chấp nhận thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không?
Pháp luật
Nội dung hợp đồng bảo hiểm là gì? Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào