Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật là gì? Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập được thành lập khi nào?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
2. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ sau đây:
a) Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
b) Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
c) Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
d) Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
đ) Cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
3. Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật;
b) Có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật;
c) Có nội dung chương trình giáo dục, bồi dưỡng và tài liệu tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
Giáo dục hòa nhập (Hình từ Internet)
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập được thành lập khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập và các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục
1. Căn cứ vào Điều kiện của cơ sở giáo dục và nhu cầu hỗ trợ của người khuyết tật học hòa nhập, cơ sở giáo dục bố trí phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập để thực hiện hoạt động hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập.
2. Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập có thiết bị hỗ trợ đặc thù, học liệu, công cụ xác định mức độ phát triển cá nhân của người khuyết tật để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển khả năng của người khuyết tật.
3. Các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập:
a) Hỗ trợ người khuyết tật bổ sung kiến thức, phát triển kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả;
b) Tư vấn, hỗ trợ các biện pháp, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật;
c) Tư vấn dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập và định hướng nghề nghiệp cho người khuyết tật.
4. Cơ sở giáo dục phối hợp với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả.
Theo đó, phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập và các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục được thành lập căn cứ vào Điều kiện của cơ sở giáo dục và nhu cầu hỗ trợ của người khuyết tật học hòa nhập, cơ sở giáo dục bố trí phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập để thực hiện hoạt động hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập.
Như vậy, phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục sẽ được thành lập căn cứ vào Điều kiện của cơ sở giáo dục và nhu cầu hỗ trợ của người khuyết tật học hòa nhập.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có trách nhiệm hỗ trợ phát hiện khuyết tật hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Vai trò, trách nhiệm của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong việc phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập
1. Hỗ trợ phát hiện khuyết tật, lập kế hoạch và thực hiện giáo dục hòa nhập.
2. Hỗ trợ chuyên môn về chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục.
3. Hỗ trợ, tư vấn về chăm sóc, giáo dục người khuyết tật cho gia đình người khuyết tật.
Theo đó, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có trách nhiệm, vai trò hỗ trợ phát hiện khuyết tật, lập kế hoạch và thực hiện giáo dục hòa nhập.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục hòa nhập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?