Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng ký hoạt động trong bao lâu kể từ ngày Giấy phép thành lập của Trung tâm có hiệu lực?
- Trung tâm hòa giải viên thương mại phải đăng ký hoạt động trong bao lâu kể từ ngày Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực?
- Trung tâm hòa giải thương mại có bị thu hồi Giấy phép thành lập trong trường hợp không đăng ký hoạt động đúng thời hạn không?
- Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động?
Trung tâm hòa giải viên thương mại phải đăng ký hoạt động trong bao lâu kể từ ngày Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm;
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm.
...
Như vậy, Trung tâm hòa giải viên thương mại phải đăng ký hoạt động tại Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực.
Nếu hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trung tâm hòa giải viên thương mại phải đăng ký hoạt động trong bao lâu kể từ ngày Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực? (hình từ internet)
Trung tâm hòa giải thương mại có bị thu hồi Giấy phép thành lập trong trường hợp không đăng ký hoạt động đúng thời hạn không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại
1. Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Trung tâm hòa giải thương mại có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm;
b) Trung tâm hòa giải thương mại không tiến hành bất kỳ hoạt động hòa giải thương mại nào trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
c) Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện Trung tâm hòa giải thương mại thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xác minh. Trường hợp phát hiện Trung tâm hòa giải thương mại thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập theo Khoản 1 Điều này thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập, trong đó nêu rõ lý do kèm theo các giấy tờ chứng minh (nếu có).
...
Như vậy, Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực thì bị thu hồi Giấy phép thành lập, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, hoạt động hòa giải thương mại của Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng, hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...
Theo quy định trên, trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Tự chấm dứt hoạt động;
- Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Như vậy, có thể kết luận Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung tâm hòa giải thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?