Từ vụ việc tử tù Nguyễn Hải Dương mong muốn hiến xác cho y học nhưng bị từ chối thì theo quy định của pháp luật, có cho phép tử tù hiến xác không?
Cá nhân có quyền hiến xác của mình cho y học khi chết đi không?
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
- Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
- Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
- Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.
Theo đó, cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Bao nhiêu tuổi mới được hiến xác?
Tại Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác".
Hiến xác cho y học
Từ vụ việc tử tù Nguyễn Hải Dương mong muốn hiến xác cho y học nhưng bị từ chối thì theo quy định của pháp luật, có cho phép tử tù hiến xác không?
Hiện không có quy định cấm tử tù được hiến xác nhưng gặp nhiều khó khăn để thực hiện cũng như quản lý. Bởi hiện tại, hình thức tử hình đã thay đổi bằng việc tiêm thuốc độc như sau:
Theo Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:
- Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
+ Thuốc làm mất tri giác;
+ Thuốc làm liệt hệ vận động;
+ Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
- Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.
- Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
- Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định quy trình thực hiện tiêm thuốc như sau:
- Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và quy định của Nghị định này.
- Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
- Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
- Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
+ Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);
+ Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
+ Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
+ Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
- Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
- Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
- Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
- Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
- Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Do đó, việc tiêm thuốc độc sẽ gây ảnh hưởng đến các mô, bộ phận trên cơ thể tử tù thì câu hỏi đặt ra là liệu các mô, bộ phận này có còn sử dụng được không? Và khi cấy ghép mô, bộ phận của 1 kẻ sát nhân vào cơ thể nếu bệnh nhân vô tình biết được thì người ta có đó nhận không? Do vậy, hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về nội dung cho phép tử từ được hiến xác cũng như việc thực hiện thế nào.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiến xác có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?