Tự ý rút tiền từ tài khoản công ty có chịu trách nhiệm hình sự không? Hành vi tự ý rút tiền từ tài khoản công ty có được xem là tham ô tài sản không?
Tham ô tài sản là gì?
Theo quy định của pháp luật thì chưa có định nghĩa cụ thể cụm từ tham ô tài sản là gì? Nhưng dựa theo Bộ luật Hình sự thì có thể đúc kết được một khái niệm đơn giản về tham ô tải sản như sau:
Tham ô tài sản là hành vi một người có chức vụ, quyền hạn, trong các doanh nghiệp, tổ chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn này chiếm đoạt tài sản biến tài sản này thành tài sản thuộc sở hữu riêng của mình.
Do đó, những đối tượng nào có hành vi tham ô tài sản tùy theo mức độ sẽ có mức xử lý phù hợp với từng hành vi.
Tự ý rút tiền từ tài khoản công ty
Độ tuổi nào là độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?
Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Như vậy, trong trường hợp này anh B đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Tội tham ô tài sản được xử lý như thế nào?
Tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội tham ô tài sản như sau:
(1) Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
...
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
...
(5) Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(6) Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này."
Dựa theo cần tình huống trên nếu ông B có dấu hiệu nhằm chiếm đoạt 500 triệu cho cá nhân thì sẽ bị xử lý hình sự về tội tham ô được quy định tại văn bản trên.
Như vậy, trong doanh nghiệp (tổ chức ngoài Nhà nước) cũng chịu trách nhiệm hình sự tội tham ô tài sản, ông B có thể bị phạt từ từ 15 - 20 năm.
Lê Trần Quang Nhật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tham ô tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?