Vấn đề thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi được pháp luật quy định như thế nào? Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi?
Vấn đề thu gom chất thải chăn nuôi được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT quy định về thu gom chất thải chăn nuôi như sau:
Thu gom chất thải chăn nuôi
1. Thu gom chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ
a) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ phải thu gom để xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại phải thu gom, vận chuyển đến vị trí tập trung trong khuôn viên cơ sở chăn nuôi trang trại và xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được thực hiện hàng ngày đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, thu gom theo đợt đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm và cơ sở chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học;
c) Vị trí tập trung chất thải rắn trong khuôn viên cơ sở chăn nuôi trang trại để xử lý phải xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, khu vực kho thức ăn chăn nuôi.
2. Nước thải chăn nuôi phải thu gom bằng hệ thống riêng để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn cụ thể cách thức thu gom chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn và nước thải trong chăn nuôi.
Thu gom, xử lý rác thải trong chăn nuôi (Hình từ Internet)
Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT quy định về xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
Xử lý chất thải chăn nuôi
1. Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ
a) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành;
c) Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xử lý nước thải chăn nuôi
a) Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh;
b) Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh.
3. Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi.
Quy định trên hướng dẫn một số phương pháp hiệu quả trong việc xử lý chất thải vừa tái sử dụng được nguồn chất thải trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi vừa đảm bảo thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải trong chăn nuôi?
Theo Điều 7 Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT quy định về trách nhiệm các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Trách nhiệm các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo dõi, tổng hợp báo cáo Bộ tình hình thực hiện Thông tư này.
2. Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này theo lĩnh vực được phân công; báo cáo kết quả về Bộ (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) để tổng hợp;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tài liệu kỹ thuật hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp để tái sử dụng cho mục đích khác phù hợp với điều kiện thực tế.
Bên cạnh đó, Điều 8 Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT cũng quy định về trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương và báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).
Các cơ quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác thu gom, xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất thải chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?