Việc quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ theo quy định phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Nội dung quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ gồm những gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế Quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1092/QĐ-BNV năm 2020 quy định về nội dung quản lý công tác hợp tác quốc tế như sau:
Nội dung quản lý công tác hợp tác quốc tế
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế và điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế.
2. Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp các đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào).
3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế.
4. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
5. Vận động tài trợ nước ngoài cho các ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
7. Khen thưởng đối ngoại đối với các tổ chức quốc tế, cá nhân là người nước ngoài có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
8. Công tác thông tin đối ngoại.
9. Theo dõi, tổng hợp thông tin, kinh nghiệm quốc tế về các ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
10. Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế cụ thể khác theo phân công và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nội vụ.
Như vậy, theo quy định, nội dung quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ bao gồm:
(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế và điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế.
(2) Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp các đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào).
(3) Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế.
(4) Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
(5) Vận động tài trợ nước ngoài cho các ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
(6) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
(7) Khen thưởng đối ngoại đối với các tổ chức quốc tế, cá nhân là người nước ngoài có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
(8) Công tác thông tin đối ngoại.
(9) Theo dõi, tổng hợp thông tin, kinh nghiệm quốc tế về các ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
(10) Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế cụ thể khác theo phân công và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nội vụ.
Nội dung quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ theo quy định phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế Quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1092/QĐ-BNV năm 2020 quy định về nguyên tắc quản lý công tác hợp tác quốc tế như sau:
Nguyên tắc quản lý công tác hợp tác quốc tế
1. Bảo đảm an ninh quốc gia, thực hiện đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác hợp tác quốc tế.
2. Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với các ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
3. Nâng cao uy tín và vị thế của Bộ Nội vụ với các đối tác quốc tế.
4. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo quy định; bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác hợp tác quốc tế.
Như vậy, theo quy định, việc quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm an ninh quốc gia, thực hiện đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác hợp tác quốc tế.
(2) Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với các ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
(3) Nâng cao uy tín và vị thế của Bộ Nội vụ với các đối tác quốc tế.
(4) Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo quy định;
Bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác hợp tác quốc tế.
Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hợp tác quốc tế?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế Quản lý công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1092/QĐ-BNV năm 2020 quy định bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hợp tác quốc tế như sau:
Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hợp tác quốc tế
1. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tham mưu Lãnh đạo Bộ xây dựng chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, kiến thức đối ngoại, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế; phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành Trung ương và đối tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác hợp tác quốc tế của Bộ.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan đề xuất Lãnh đạo Bộ ban hành kế hoạch, giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức làm công tác hợp tác quốc tế của Bộ.
Như vậy, trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hợp tác quốc tế thì Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Nội vụ có các trách nhiệm sau đây:
(1) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tham mưu Lãnh đạo Bộ xây dựng chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, kiến thức đối ngoại, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế;
(2) Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành Trung ương và đối tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?