Việc sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được thực hiện theo thủ tục nào?
Việc sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được thực hiện theo thủ tục nào?
Thủ tục phục vụ việc sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được thực hiện theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2014/TT-BNV, tiểu mục I Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 909/QĐ-BNV năm 2021.
Cụ thể như sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cá nhân có nhu cầu sử dụng tài liệu đến trực tiếp tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, ghi các thông tin vào Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu. Độc giả đến sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh phải có Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; trường hợp sử dụng tài liệu để phục vụ công tác thì phải có Giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
- Bước 2: Sau khi độc giả hoàn thành thủ tục đăng ký, viên chức Phòng đọc đăng ký độc giả vào sổ; viên chức Phòng đọc hướng dẫn độc giả tra tìm tài liệu và viết Phiếu yêu cầu đọc tài liệu.
- Bước 3: Viên chức Phòng đọc trình hồ sơ đề nghị sử dụng tài liệu của độc giả cho người đứng đầu Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh phê duyệt.
- Bước 4: Sau khi hồ sơ đề nghị sử dụng tài liệu của độc giả được duyệt, viên chức Phòng đọc giao tài liệu cho độc giả sử dụng. Độc giả kiểm tra tài liệu và ký nhận vào Sổ giao nhận tài liệu.
(2) Cách thức thực hiện
Cá nhân, tổ chức thực hiện trực tiếp tại Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.
(3) Thời hạn giải quyết
- Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu thuộc diện sử dụng rộng rãi chậm nhất là 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận Phiếu yêu cầu.
- Thời hạn phê duyệt và cung cấp tài liệu thuộc diện hạn chế sử dụng, tài liệu đặc biệt quý, hiếm, chậm nhất là 04 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận Phiếu yêu cầu.
(4) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và người nước ngoài có nhu cầu sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.
(5) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
Các Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(6) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Các hồ sơ, văn bản, tài liệu độc giả yêu cầu.
(7) Lệ phí
Thực hiện theo Thông tư 275/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tài liệu lưu trữ.
Việc sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được thực hiện theo thủ tục nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thực hiện thủ tục sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 tiểu mục I Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 909/QĐ-BNV năm 2021. Hồ sơ thực hiện thủ tục sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh bao gồm:
- Một trong 03 giấy tờ tuỳ thân: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
- Giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác (trường hợp sử dụng vì mục đích công tác);
- Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu;
- Phiếu yêu cầu đọc tài liệu.
Theo đó, hồ sơ nêu trên được lập thành 01 bộ.
Độc giả khi sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2014/TT-BNV như sau:
Trách nhiệm của các cá nhân trong việc phục vụ sử dụng tài liệu và sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của các Lưu trữ lịch sử
...
3. Trách nhiệm của độc giả
a) Thực hiện đầy đủ các thủ tục, chấp hành các quy định pháp luật và của cơ quan Lưu trữ lịch sử về sử dụng tài liệu.
b) Không được phép chụp ảnh tài liệu; tẩy xóa, viết, đánh dấu, vẽ lên tài liệu; làm nhàu, gấp, xé rách, làm bẩn, làm đảo lộn trật tự tài liệu trong hồ sơ trong quá trình sử dụng tài liệu.
c) Bảo vệ an toàn tài liệu, nếu có hành vi gây thiệt hại về tài sản, làm hư hỏng tài liệu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) Trả phí, lệ phí sử dụng tài liệu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, khi sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, độc giả có các trách nhiệm sau:
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục, chấp hành các quy định pháp luật và của cơ quan Lưu trữ lịch sử về sử dụng tài liệu.
- Không được phép chụp ảnh tài liệu; tẩy xóa, viết, đánh dấu, vẽ lên tài liệu; làm nhàu, gấp, xé rách, làm bẩn, làm đảo lộn trật tự tài liệu trong hồ sơ trong quá trình sử dụng tài liệu.
- Bảo vệ an toàn tài liệu, nếu có hành vi gây thiệt hại về tài sản, làm hư hỏng tài liệu phải chịu trách nhiệm.
- Trả phí, lệ phí sử dụng tài liệu theo quy định.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lưu trữ lịch sử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?