Viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội thì không được thôi quốc tịch Việt Nam đúng không?
Viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội thì không được thôi quốc tịch Việt Nam đúng không?
Việc viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội có được thôi quốc tịch Việt Nam không, theo quy định tại Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:
Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là những đối tượng không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Do đó, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội thì không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội thì không được thôi quốc tịch Việt Nam đúng không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền thăng hạng viên chức quốc phòng?
Người có quyền thăng hạng viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 170/2016/TT-BQP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP như sau:
Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm; kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên; thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Nâng loại quân nhân chuyên nghiệp;
d) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên;
đ) Nâng loại công nhân quốc phòng, thăng hạng viên chức quốc phòng;
e) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Thượng tá và đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8a, khoản 2 Điều 8b Thông tư này.
...
Theo quy định trên, người có quyền thăng hạng viên chức quốc phòng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi nào?
Trường hợp viên chức quốc phòng được chuyển ngành quy định tại Điều 34 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:
Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
1. Công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi được nghỉ hưu;
c) Trường hợp công nhân và viên chức quốc phòng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
3. Công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc trong trường hợp sau:
a) Khi chưa hết hạn tuổi phục vụ quy định tại Điều 31 của Luật này mà có nguyện vọng xin thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
b) Do thay đổi tổ chức biên chế quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng mà không thuộc quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật này chưa đủ điều kiện nghỉ hưu.
Như vậy, viên chức quốc phòng có thể được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viên chức quốc phòng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?