Viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt tối đa bao nhiêu ngày nếu như có người thân qua đời?
- Viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng bao lâu thì được nghỉ phép năm 25 ngày?
- Viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt tối đa bao nhiêu ngày nếu như có người thân qua đời?
- Thời gian viên chức quốc phòng đi đường có tính vào số ngày được nghỉ phép đặc biệt hay không?
Viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng bao lâu thì được nghỉ phép năm 25 ngày?
Thời gian nghỉ phép hằng năm đối với viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) như sau:
Nghỉ phép hằng năm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:
a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a) 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
...
Như vậy, theo quy định, viên chức quốc phòng được nghỉ phép năm 25 ngày nếu như có thời gian phục vụ trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác.
Bên cạnh đó, trường hợp viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình khi nghỉ phép hằng năm sẽ được nghỉ thêm:
(1) 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
(2) 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
Viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng bao lâu thì được nghỉ phép năm 25 ngày? (Hình từ Internet)
Viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt tối đa bao nhiêu ngày nếu như có người thân qua đời?
Chế độ nghỉ phép đặc biệt đối với viên chức quốc phòng được quy định tại Điều 6 Thông tư 113/2016/TT-BQP như sau:
Nghỉ phép đặc biệt
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày, trong những trường hợp sau đây:
1. Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
2. Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ; bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế.
3. Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.
Như vậy, theo quy định, viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày nếu như có những người thân dưới đây qua đời:
- Bố đẻ, mẹ đẻ;
- Bố vợ, mẹ vợ;
- Bố chồng, mẹ chồng;
- Người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng;
- Vợ hoặc chồng;
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp.
Thời gian viên chức quốc phòng đi đường có tính vào số ngày được nghỉ phép đặc biệt hay không?
Trường hợp không tính thời gian đi đường được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) như sau:
Nghỉ phép hằng năm
...
3. Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, đơn vị không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ phép năm hoặc nghỉ chưa hết số ngày phép năm theo quy định thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho nghỉ bù phép của năm trước. Trường hợp cá biệt, chỉ huy đơn vị vẫn không thể bố trí cho đi nghỉ phép được thì quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xem xét, thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 13/2012/TT-BQP ngày 21 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội.
4. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép đối với các trường hợp:
a) Nghỉ phép năm;
b) Nghỉ phép năm thuộc các trường hợp được nghỉ thêm;
c) Nghỉ phép đặc biệt.
...
Như vậy, theo quy định, thời gian viên chức quốc phòng đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép đối với trường hợp nghỉ phép đặc biệt.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viên chức quốc phòng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?