Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu có phải chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân không?
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu có phải chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân không?
Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Kiểm sát viên;
c) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Điều tra viên;
đ) Kiểm tra viên.
2. Các công chức khác, viên chức và người lao động khác.
3. Ở Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, người lao động khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quân nhân khác.
Theo quy định nêu trên thì Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu là một trong những chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu có phải chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân không? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
...
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 69 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
...
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát quân sự; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên các ngạch Viện kiểm sát quân sự;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
...
Theo quy định, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm căn cứ theo khoản 3 Điều 70 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu có những nhiệm vụ, quyền hạn căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
...
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; trả lời chất vấn trước Hội nghị đại biểu quân nhân do cơ quan chính trị quân khu và tương đương tổ chức hằng năm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình;
Đồng thời chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Trả lời chất vấn trước Hội nghị đại biểu quân nhân do cơ quan chính trị quân khu và tương đương tổ chức hằng năm;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện trưởng Viện kiểm sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?