Vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì chồng có thể sang tên quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng sang cho người chồng hay không?
- Người đại diện hợp pháp của người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự là ai?
- Người chồng phải đáp ứng những điều kiện gì để trở thành người đại diện hợp pháp cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự?
- Vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì chồng có thể sang tên quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng sang cho người chồng hay không?
Người đại diện hợp pháp của người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Theo đó, khi người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng sẽ là người đại diện hợp pháp của người vợ nếu người chồng đáp ứng các điều kiện làm người giám hộ.
Tòa án chỉ định người đại diện cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự nếu người chồng có yêu cầu ly hôn.
Vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì chồng có thể sang tên quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng sang cho người chồng hay không? (Hình từ Internet)
Người chồng phải đáp ứng những điều kiện gì để trở thành người đại diện hợp pháp cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Như vậy, người chồng muốn trở thành người đại diện hợp pháp của vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì phải đáp ứng các điều kiện về người giám hộ sau:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(2) Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
(3) Người chồng không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
Vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì chồng có thể sang tên quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng sang cho người chồng hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
...
Theo đó, trong trường hợp người chồng đủ điều kiện làm người giám hộ của người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng phải có trách nhiệm quản lý tài sản của vợ như của mình. Bên cạnh đó, chỉ được thực hiên các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản vì lợi ích của người vợ.
Do đó, đối với mục đích của người chồng khi đại diện cho vợ thực hiện sang tên quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng cho bản thân thì được xem là vi phạm lợi ích của người vợ và sẽ không được phép thực hiện.
Ngoài ra, khi người chồng đại diện thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn nên cần phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám sát việc giám hộ là người được những người thân thích của vợ bạn cử ra, hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác (theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015). Người giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của vợ bạn phải đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (phường/thị trấn) nơi cư trú của vợ bạn.
Trường hợp không có người thân thích của vợ bạn, hoặc những người thân thích không chọn được người giám sát việc giám hộ, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển quyền sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?