Xe ô tô nhập khẩu không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan là những loại xe nào?
Xe ô tô nhập khẩu không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan là những loại xe nào?
Căn cứ Phụ lục V Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định như sau:
Mã số HS | Mô tả |
... | ... |
III. Ô tô | |
Chương 87 | Mặt hàng ô tô có mã số hàng hóa thuộc Chương 87, trừ: Xe ô tô chuyên dùng; xe ô tô đầu kéo container; Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; Xe ô tô nhập khẩu thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; Xe ô tô nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh; Xe ô tô nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng theo giấy phép hoặc giấy xác nhận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp. |
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì xe ô tô nhập khẩu không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan bao gồm:
- Xe ô tô chuyên dùng; xe ô tô đầu kéo container;
- Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ;
- Xe ô tô nhập khẩu thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;
- Xe ô tô nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh;
- Xe ô tô nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng theo giấy phép hoặc giấy xác nhận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp.
Xe ô tô nhập khẩu không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan là những loại xe nào? (Hình từ Internet)
Người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC thì người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
(1) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
(2) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;
(3) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
(4) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.
Người khai hải quan có phải lưu giữ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không?
Việc lưu giữ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
...
5. Người khai hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ bản gốc, bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xuất trình cho cơ quan hải quan trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan hoặc khi cơ quan hải quan có nghi ngờ về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Trường hợp người khai hải quan không xuất trình được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh và xử lý theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
6. Trường hợp áp dụng bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này, việc bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và khoản 24 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Như vậy, theo quy định, người khai hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ bản gốc, bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xuất trình cho cơ quan hải quan trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan hoặc khi cơ quan hải quan có nghi ngờ về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?