Công ty chúng tôi hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay có một số mặt hàng sau khi phân tích phân loại cho kết quả khác với khai báo làm cho Thuế suất tăng lên. Vậy rất mong tư vấn giúp các câu hỏi sau: Thời hạn truy thu thuế xuất nhập khẩu là khi nào? Mức xử phạt khi khai sai dẫn đến thiếu nghĩa vụ thuế phải nộp? Đối với các vi phạm trước đó sẽ tính theo quy định xử phạt và mức chậm nộp tại cùng thời điểm đó có đúng không? Hết thời hiệu xử phạt có bị xử phạt vi phạm hành chính về thủ tục thuế nữa hay không? Việc rá soát số tiền thuế còn thiếu là trách nhiệm của doanh nghiệp hay chi cục hải quan nơi mở tờ khai?
Tôi làm bên mảng xuất nhập khẩu và tôi nghe đồng nghiệp của tôi nói Chính phủ cho phép nộp bản sao scan giấy tờ khi thông quan hàng hóa. Điều đó có đúng hay không? Mong được hỗ trợ. Cám ơn!
Công ty chúng tôi là doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư Đài Loan. Ngành nghề: sản xuất dầu nhớt bôi trơn. Trong mục tiêu dự án ban đầu, chúng tôi được cấp quyền xuất nhập khẩu và bán buôn một số mã HS code. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi muốn tăng thêm nhiều mã HS code khác, và để tiện lợi cho việc xuất nhập khẩu sau này, chúng tôi muốn thay đổi mục tiêu dự án thành "thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn và quyền phân phối bán lẻ các hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không được phân phối theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không thuộc diện hạn chế theo cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Xin hỏi nếu như Giấy phép kinh doanh được điều chỉnh như vậy thì chúng tôi có thể nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối các mặt hàng theo quy định của pháp luật mà không cần phải thể hiện mã HS code trên Giấy phép kinh doanh đúng không?
Chúng tôi có mở tờ khai A31, B13 cho doanh nghiệp chế xuất. Nhưng do sai sót của nhân viên truyền dữ liệu đã chọn sai nhóm loại hình là kinh doanh, các tờ khai trên đã thông quan (đúng ra phải chọn chế xuất). Ngoài ra, nếu tôi muốn biết địa điểm đăng ký tờ khai hải quan là ở đâu? Hướng dẫn cụ thể giúp tôi vấn đề này cụ thể. Xin cám ơn.
Xin chào Công ty, em tên Ngọc Nhi. Hiện em đang học năm 2, em đang tìm hiểu liên quan đến các vấn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Em muốn nhờ hướng dẫn cụ thể giúp em các quy định về thuế tự vệ, ngoài thuế tự vệ ra còn có các thuế nào khác được quy định tại pháp luật Việt Nam hiện này không?
Chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang mở rộng sản xuất loại hình sản xuất thuốc lá điện tử vì vậy đang có kế hoạch nhập dung môi, hóa chất (không chứa Nicotine) gồm 2 loại thành phần như sau: - Glycerin: 70-80% - Propylene Glycol: 10-20%. Sau khi nhập về sẽ pha chế thành tinh dầu để sản xuất thuốc lá điện tử và xuất bán đi nước ngoài, không được sử dụng để tiêu thụ nội địa Chúng tôi có được phép nhập khẩu dung môi, hóa chất (không chứa nicotine) về để pha chế tinh dầu sản xuất thuốc lá điện tử không? Khi xuất bán thành phẩm ra nước ngoài, chúng tôi có phải xin giấy phép, giấy chứng nhận cho sản phẩm này không?
Công ty mình có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hiện tại đang muốn nhập khẩu quần áo về Việt Nam để bán cho thị trường trong nước thì không biết có phải xin giấy phép đặc biệt nào để tiến hành nhập khẩu không?
Đối tác của tôi cần mở công ty ngành nghề xuất nhập khẩu và kinh doanh cà phê rang xay có cần giấy phép con không? Kinh doanh cà phê rang xay có cần giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm không? Hồ sơ và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Nhập khẩu giống cây trồng để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp có được miễn thuế nhập khẩu không? Bên cạnh đó, tôi có nghiên cứu mày mò ra một giống cây trồng mới tuy nhiên đang còn trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư thêm vậy tôi muốn không cho ai lấy bản quyền của tôi thì phải làm sao? Xin cảm ơn!
Hiện chúng tôi có kế hoạch nhập khẩu sản phẩm tạng động vật đông lạnh có nguồn gốc từ lợn và bò nhằm mục đích đào tạo bác sĩ phẫu thuật khi sử dụng hệ thống robot phẫu thuật nội soi da Vinci của chúng tôi. Việc đào tạo là rất cần thiết và bắt buộc để bác sĩ làm quen với thiết bị trước khi vận hành thiết bị đó thực tế trên bệnh nhân nhằm mục đích an toàn và hiệu quả. Sản phẩm tạng động vật này của chúng tôi chỉ sử dụng với mục đích đào tạo bác sĩ làm quen với hệ thống robot phẫu thuật soi da Vinci, không sử dụng trên người hay trên bất kỳ vật thể sống nào. Sản phẩm là hàng đông lạnh, có nguồn gốc từ lợn và bò và được nhập khẩu từ Mỹ, không có máy móc đi kèm. Sản phẩm này chỉ dùng đào tạo 1 lần, sau khi đào tạo xong chúng tôi sẽ tiến hành tiêu hủy. Sau khi nghiên cứu các quy định, chúng tôi chưa tìm thấy có quy định nào cụ thể cho trường hợp sản phẩm này của chúng tôi. Xin hướng dẫn cho Doanh nghiệp:
- Thủ tục hải quan, chính sách nhập khẩu hàng hóa
- Hs code của mặt hàng Tạng động vật đông lạnh nguồn gốc từ lợn và bò dùng với mục đích như trên thì sẽ áp vào mã số nào?
- Sau khi sử dụng xong, khi tiến hành tiêu hủy Doanh nghiệp sẽ tự tiêu hủy hay có cần văn bản xác nhận từ Hải quan hay Cơ quan chuyên ngành nào hay không?
Tôi đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cho tôi hỏi pháp luật Việt Nam hiện tại có những văn bản nào điều chỉnh về lĩnh vực xuất nhập khẩu? Tôi xin cảm ơn.
Tôi muốn hỏi rằng hiện nay tôi có thắc mắc về việc một người ở nước ngoài mà muốn mua hàng cụ thể ở đây là (thuốc, mỹ phẩm hay thiết bị y tế) tại Việt Nam thì pháp luật có quy định như thế nào về trường hợp xuất khẩu hàng ra nước ngoài? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!
Công ty mình dự định nhập mặt hàng: Kính hiển vi phẫu thuật để bàn, chỉ dùng để nghiên cứu, đào tạo dành cho bác sỹ chứ không dùng cho bệnh viện và bệnh nhân. Nếu công ty nhập về để nghiên cứu, đào tạo thì cần xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế hay không? Việc phân loại trang thiết bị y tế được quy định như thế nào? Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế ra sao?
Xuất bán phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất vào thị trường nội địa là xuất khẩu tại chỗ theo hợp đồng mua bán trực tiếp, không qua chỉ định và không phải trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước của doanh nghiệp chế xuất thực hiện mã loại hình nào B11 hay H21?
Theo pháp luật hiện hành thì hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh được quy định như thế nào? Theo như báo chí đưa tin thì hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm đã được sửa đổi theo văn bản mới. Vậy so với văn bản cũ, hoạt động xuát khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh được quy định có gì khác tại văn bản mới?
Tôi có thắc mắc liên quan tới văn hóa phẩm mong muốn được giải đáp. Tôi có một người bạn tại nước ngoài và bạn đó có một bộ phim tài liệu nói về chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp. Tôi rất yêu thích bộ phim đó nên muốn được nhập khẩu bộ phim đó về Việt Nam để có thể chỉnh sửa cho phù hợp rồi công chiếu tại Việt Nam nhằm muốn được cho người dân biết nhiều thêm về lịch sử cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp thời bấy giờ, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Đối với bộ phim tài liệu mà tôi đề cập tới thì bộ phim này có được xem là một văn hóa phẩm được phép nhập khẩu về Việt Nam hay không? Cảm ơn vì đã giải đáp thắc mắc của tôi.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để nhập khẩu được văn hóa phẩm là bộ phim từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định pháp luật? Trong tháng 6 năm 2022, tôi có dự định sẽ nhập khẩu một bộ phim từ nước ngoài về Việt Nam để công chiếu và phát hành cho mọi người xem nhằm mục đích muốn để mọi người biết nhiều hơn về văn hóa Tây Âu thông qua bộ phim trên. Bộ phim tôi muốn nhập khẩu về để công chiếu hoàn toàn không có mục đích thương mại. Nếu nhập khẩu bộ phim trên về Việt Nam thì tôi cần phải thực hiện những hồ sơ gì để có thể đề nghị nhập khẩu bộ phim? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Công ty tôi làm agent cho 1 công ty nước ngoài, họ sẽ gửi một bộ thu thập mẫu về Việt Nam để chúng tôi thu mẫu máu của khách hàng và gửi lại về nước Anh. Vậy cần giấy tờ gì để nhập thiết bị y tế sử dụng bộ kit tại Việt Nam? Bộ KIT là một tập hợp các dụng cụ khác nhau như chất làm lạnh, bơm kim tiêm, gạc vô khuẩn... do công ty bên nước Anh mua và đóng gói lại nhằm thực hiện dịch vụ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định phim trong 14 ngày có đúng với quy định của pháp luật không? Tôi có thắc mắc liên quan tới thời gian giám định phim mong muốn được giải đáp. Tôi có nhập khẩu văn hóa phẩm là một bộ phim từ nước ngoài về và hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Tôi gửi cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định bộ phim đó và sau 14 ngày Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với gửi lại cho tôi bản giám định bộ phim. Thế nhưng theo tôi được biết thì thời hạn giám định phim ngắn hơn 14 ngày. Nếu vậy thì cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch giám định phim trong 14 ngày thì có đúng với quy định của pháp luật không? Mong sớm được giải đáp thắc.