Yêu cầu về nhân sự của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô được quy định thế nào?

Yêu cầu về nhân sự của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô được quy định thế nào? Diện tích mặt bằng của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô tối thiểu bao nhiêu m2? Câu hỏi của anh V (Hải Phòng).

Yêu cầu về nhân sự của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô được quy định thế nào?

Tại Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực
1. Cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận sau:
a) Bộ phận lãnh đạo: Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách đơn vị đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm; trong đó có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Bộ phận kiểm định: Gồm phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện;
c) Bộ phận văn phòng: Gồm nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
2. Nhân lực của đơn vị đăng kiểm gồm:
a) Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;
c) Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Các nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên trên dây chuyền kiểm định;
d) Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định này.

Theo đó, nhân sự của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô gồm:

- Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;

- Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;

- Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Các nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên trên dây chuyền kiểm định;

- Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP.

Yêu cầu về nhân sự của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô được quy định thế nào?

Yêu cầu về nhân sự của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô được quy định thế nào? (Hình từ internet)

Diện tích mặt bằng của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô tối thiểu bao nhiêu m2?

Tại Điều 6 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện về cơ sở vật chất
1. Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
a) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
b) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
c) Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
d) Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
...

Theo đó, diện tích mặt bằng của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô được quy định như sau:

- Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;

- Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;

- Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;

- Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của trạm đăng kiểm gồm những gì?

Tại Điều 8 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông - Xây dựng gồm có:

- Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu;

- Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị kèm theo các hồ sơ sau: Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm; quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách bộ phận kiểm định; bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định, quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ và các văn bằng, chứng chỉ được chứng thực của từng cá nhân;

- Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền và thiết bị kiểm tra;

- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền của địa phương (bản sao có chứng thực hoặc bản chính để đối chiếu).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm định xe

Phạm Thị Xuân Hương

Kiểm định xe
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm định xe có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm định xe
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe cơ giới mới chưa qua sử dụng được miễn kiểm định lần đầu khi đáp ứng điều kiện gì theo quy định?
Pháp luật
Khi nào xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu? Mức thu tiền lập hồ sơ của xe ô tô miễn kiểm định lần đầu kể từ ngày 15/06/2024?
Pháp luật
Yêu cầu về nhân sự của trạm đăng kiểm kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô được quy định thế nào?
Pháp luật
Tem kiểm định xe hết thời hạn mà tài xế vẫn điều khiển phương tiện lưu thông trên đường thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nhân viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới là ai? Tập huấn nhân viên nghiệp vụ kiểm định được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chu kỳ kiểm định của xe ô tô có mục đích kinh doanh vận tải hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ kiểm tra, đánh giá của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới có phải lưu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam không?
Pháp luật
Khi kiểm định xe ô tô có hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời thì có được cấp Giấy chứng nhận kiểm định không?
Pháp luật
Hồ sơ khi đi kiểm định xe ô tô được quy định như thế nào? Địa điểm thực hiện kiểm định xe ô tô là ở đâu?
Pháp luật
Chủ xe ô tô khi kiểm định xe ô tô và lập Hồ sơ phương tiện cần xuất trình và nộp những giấy tờ gì? Cách thức lập Hồ sơ phương tiện khi kiểm định xe ô tô như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào