Biểu mẫu 31/01/2024 09:31 AM

Biểu mẫu hồ sơ kiểm toán chương trình mục tiêu mới nhất 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
31/01/2024 09:31 AM

Biểu mẫu hồ sơ kiểm toán chương trình mục tiêu mới nhất 2024 gồm những mẫu nào? – Phạm Thu (Bình Phước)

Biểu mẫu hồ sơ kiểm toán chương trình mục tiêu mới nhất 2024

Biểu mẫu hồ sơ kiểm toán chương trình mục tiêu mới nhất 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Biểu mẫu hồ sơ kiểm toán chương trình mục tiêu mới nhất 2024

Biểu mẫu hồ sơ kiểm toán chương trình mục tiêu mới nhất 2024 được quy định tại Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN, được sửa đổi bởi Điều 2 Quyết định 09/2023/QĐ-KTNN, áp dụng từ ngày 02/06/2023 như sau:

KÝ HIỆU

(Mẫu biểu số)

TÊN MẪU BIỂU

TRANG SỐ

LĨNH VỰC KIỂM TOÁN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

01/KHKT-CTMT

Kế hoạch kiểm toán (Áp dụng cho cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia hoặc các Chương trình mục tiêu áp dụng theo cơ chế Chương trình mục tiêu quốc gia)

223-233

01/BBKT-CTMT

Biên bản kiểm toán Chương trình... (Áp dụng cho Tổ kiểm toán khi kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia hoặc các Chương trình mục tiêu áp dụng theo cơ chế Chương trình mục tiêu quốc gia)

234-247

01/BCKT-CTMT

Báo cáo kiểm toán Chương trình... (Áp dụng cho cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia hoặc các Chương trình mục tiêu áp dụng theo cơ chế Chương trình mục tiêu quốc gia)

248-267

2. Hồ sơ kiểm toán là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán là các tài liệu do Kiểm toán nhà nước thu thập, phân loại, sử dụng, lập, lưu trữ và quản lý theo quy định.

3. Thời hạn lưu trữ của hồ sơ kiểm toán

- Tài liệu của mỗi cuộc kiểm toán phải được lập thành hồ sơ.

- Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về hồ sơ kiểm toán.

- Hồ sơ kiểm toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán.

- Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán tối thiểu là 10 năm, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Điều 52 Luật Kiểm toán nhà nước 2015)

4. Bảo quản và khai thác hồ sơ kiểm toán

- Hồ sơ kiểm toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn và bảo mật.

- Chỉ được khai thác hồ sơ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:

+ Khi có đề nghị của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật;

+ Khi có yêu cầu giám định, kiểm tra chất lượng kiểm toán; giải quyết kiến nghị về báo cáo kiểm toán, khiếu nại, tố cáo; lập kế hoạch kiểm toán kỳ sau và các yêu cầu khác theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

(Điều 53 Luật Kiểm toán nhà nước 2015)

5. Hủy hồ sơ kiểm toán

- Hồ sơ kiểm toán đã hết thời hạn lưu trữ, nếu không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hủy theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Hội đồng để hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ. Hội đồng hủy hồ sơ kiểm toán phải tiến hành kiểm kê, lập danh mục hồ sơ kiểm toán tiêu hủy và biên bản hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ.

- Việc hủy hồ sơ kiểm toán được thực hiện theo quy định của pháp luật.

(Điều 54 Luật Kiểm toán nhà nước 2015)

6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm toán nhà nước

- Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:

+ Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;

+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;

+ Đưa, nhận, môi giới hối lộ;

+ Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;

+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;

+ Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.

- Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán:

+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;

+ Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;

+ Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

+ Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;

+ Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.

- Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.

(Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, được sửa đổi bởi điểm a Khoản 15 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 440

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]