26/10/2012 15:26 PM

Chương trình thí điểm Bảo hiểm thông nghiệp được Chính phủ triển khai tại 21 tỉnh thành (trong đó mỗi địa phương chọn 3 huyện) đối với một số loại cây trồng, vật nuôi nhất định do địa phương lựa chọn.

Chương trình thí điểm Bảo hiểm thông nghiệp được Chính phủ triển khai tại 21 tỉnh thành (trong đó mỗi địa phương chọn 3 huyện) đối với một số loại cây trồng, vật nuôi nhất định do địa phương lựa chọn.


Các hộ nông dân, cá nhân nghèo SXNN được hỗ trợ 80% phí bảo hiểm. Hộ nông dân không thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 60%. Các tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN được hỗ trợ 20%. Dù đã triển khai thí điểm trong 1 năm qua, nhưng bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa được người nông dân hưởng ứng nhiều vì phí vẫn cao so với thu nhập của họ.

Giúp nông dân khi có tổn thất
 
Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với trên 160.700 hộ dân tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.
 
Bảo hiểm về cây lúa, về vật nuôi, về thủy sản đã triển khai tại các tỉnh, gồm Bình Thuận, Đồng Tháp, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, An Giang,  Bắc Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Nội, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau. Tổng giá trị tham gia bảo hiểm là trên 1.840 tỷ đồng, phí đóng bảo hiểm là trên 130 tỷ 500 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường hơn 41 tỷ 870 triệu đồng.
 
Nghệ An được lựa chọn thí điểm bảo hiểm cây lúa (Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu) và bảo hiểm trâu bò, lợn (Tương Dương, Thanh Chương và Đô Lương).
 
Được lựa chọn là địa bàn thí điểm bảo hiểm cây lúa của tỉnh Nghệ An, với sự phối hợp của Công ty Bảo Việt Nghệ An, đến nay, các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu đã thực hiện xong bảo hiểm cây lúa vụ xuân 2012 với tổng số 20.668 hộ tham gia, 3.563 ha diện tích lúa. 
 
Ông Phan Bá Trung – Giám đốc Cty Bảo Việt Nghệ An - cho biết: “Tới nay, Cty đã xây dựng xong phần mềm thống kế, in giấy chứng nhận bảo hiểm và tổ chức trên 155 cuộc hội thảo, tập huẩn để phục vụ cho công tác bảo hiểm nông nghiệp tại địa phương. Đồng thời, với nỗ lực tham gia công tác thí điểm một cách hiệu quả nhất, Cty sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản, biểu mẫu, cơ chế chính sách, công tác tuyên truyền, nâng cao nhân thức...để đảm bảo người nông dân hiểu và chủ động bảo vệ mình với bảo hiểm nông nghiệp”.
 
Có thể nói, với vai trò giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh… bảo hiểm nông nghiệp là giải pháp giúp người nông dân an tâm nuôi trồng, sản xuất, nhưng....
 
Nhưng, phí bảo hiểm quá cao…
 
 Đồng Nai đã chọn 9 xã trên địa bàn tỉnh để triển khai là: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao thuộc huyện Xuân Lộc, Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm thuộc huyện Tân Phú; Phú Túc, Gia Canh, Phú Hòa thuộc huyện Định Quán để triển khai thí điểm.
 
Theo thống kê, tại 9 xã điểm này có gần 4.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với tổng đàn khoảng 860.000 con. Thế nhưng, sau gần 1 năm triển khai, hiện chỉ mới có 263 hộ đã tham gia kí hợp đồng bảo hiểm, toàn bộ số hộ dân này đều thuộc hộ nghèo, tức là đối tượng được nhà nước hỗ trợ 100% phí tham gia bảo hiểm.
 
Theo Ban chỉ đạo, nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế chính sách về bảo hiểm nông nghiệp chưa phù hợp với thực tế. Đối tượng cây trồng, vật nuôi được bảo lãnh còn hạn hẹp, chỉ bao gồm cây lúa, trâu bò, lợn gà, tôm, cá. Hơn nữa, một số loại bệnh dịch thực tế thường xảy ra ở các địa phương ảnh hưởng đến sản xuất lại chưa được quy định, như bệnh sâu đục thân, bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn đối với cây lúa; bệnh tụ huyết trùng, sán lá gan, bệnh trướng hơi, viêm màng phổi đối với trâu, bò…
 
Hơn nữa, mức phí tham gia bảo hiểm nông nghiệp còn quá cao, nông dân lại còn bị ràng buộc bởi 1 số điều khoản khá ngặt nghèo như: nông dân chỉ được bồi thường khi địa phương đã được cơ quan thẩm quyền công bố dịch, tổng số đàn vật nuôi bị bệnh phải lớn hơn 10% tổng đàn vật nuôi của xã…
 
Tỉnh Thái Bình được chọn thí điểm BHNN ở cây lúa nước cũng đang tắc. Tỉnh này đã chọn triển khai cả 3 huyện (triển khai ở tất cả các xã) Vũ Thư, Thái Thụy và Tiền Hải với tổng diện tích là 65.700 ha. Phí bảo hiểm của Thái Bình là 5,23%. Tại xã Nguyên Xá (huyện Vũ Thư), dù phiếu đăng ký tự nguyện (chủ hộ, diện tích, gieo giống gì…) đã in sẵn, nhưng chưa phát cho dân.
 
Ông  Bùi Anh Toán, Giám đốc Bảo Việt Thái Bình, nói hiện đang vận động các hộ tham gia bảo hiểm. Ở Thái Bình, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 10%; may chăng được 70-80% số hộ nghèo ở các huyện thí điểm tham gia. “Lẽ ra, thu bảo hiểm từng người thì phải bồi thường cho từng người. Nhưng nông nghiệp ở ta xé lẻ, manh bún, không thể làm với từng hộ. Vì thế, nếu trong xã chỉ có một vài chục hộ sụt giảm năng suất, hoặc mất mùa, nhưng tỷ lệ diện tích chưa đạt mức bồi thường, các hộ đó sẽ tự chịu, không được bảo hiểm”- ông Toán nói.
 
Đối với hộ chăn nuôi không thuộc diện nghèo, cận nghèo, dù được hỗ trợ 60% phí bảo hiểm, nhưng một con gà, vịt tham gia bảo hiểm phải nộp thêm 3.600 đồng (chu kỳ nuôi khoảng 2-3 tháng). Đàn gia cầm thịt 200 con trở lên, (đàn gia cầm đẻ là 100 con trở lên) khi tham gia bảo hiểm, phải nộp là 720 nghìn đồng. Còn đối với lợn thịt 120 nghìn đồng/con. Đây là mức phí cao với nông dân, nên họ rất cân nhắc.
 
Theo Sở NN&PTNT Bắc Ninh, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện chỉ 4-5%. Hiện, ở ba huyện trên tổng số đàn, gia cầm chỉ 40-50 nghìn con gia cầm, đàn lợn khoảng 10 nghìn con, nhưng diện trong bảo hiểm, thì chiếm không nhiều.
 
PVKT

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,007

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]