Đề xuất các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực y tế

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
15/04/2023 16:03 PM

Đề xuất các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực y tế là nội dung đang được Bộ Y tế lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác trong lĩnh vực y tế.

Đề xuất các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực y tế

Đề xuất các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực y tế (Hình từ Internet)

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và thuộc phạm vi quản lý trong lĩnh vực y tế tại địa phương (gọi tắt là dự thảo Thông tư).

1. Đề xuất các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực y tế

Cụ thể tại dự thảo Thông tư đề xuất các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực y tế tại địa phương như sau:

- Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi, đình chỉ, gia hạn các loại giấy phép, giấy đăng ký, giấy chứng nhận, chứng chỉ, phiếu tiếp nhận thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế, bao gồm lĩnh vực y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; dược phẩm, mỹ phẩm; y dược cổ truyền; an toàn thực phẩm, dinh dưỡng; trang thiết bị, vật tư y tế.

- Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế 

- Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc về tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng:

+ Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; 

+ Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; 

+ Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, hình thức kỷ luật; 

+ Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy chế tổ chức bộ máy và hoạt động, biên chế của các đơn vị; 

+ Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp; 

+ Thẩm định các hồ sơ xếp hạng tổ chức; 

+ Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo, bồi dưỡng; 

+ Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động 

- Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc về thanh tra và phòng, chống tham nhũng:

+ Thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của đơn vị; 

+ Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; quản lý thuốc, mỹ phẩm; trang thiết bị y tế; vắc xin, sinh phẩm và dự trữ quốc gia; nghiên cứu khoa học và đào tạo; an toàn thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế;

- Quản lý ngân sách, tài sản về y tế:

- Công tác xét duyệt và thông báo quyết toán chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị; 

- Kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị; - Duyệt quyết toán và tổng hợp báo cáo tình hình viện trợ nước ngoài cho y tế, tình hình thực hiện các chương trình, dự án viện trợ y tế; 

+ Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu, các chế độ định mức, đơn giá, chính sách giá thuộc thẩm quyền quản lý; 

+ Mua sắm công và phân bổ ngân sách.

- Quản lý điều hành công tác kế hoạch và đầu tư về y tế:

+ Thẩm định quy hoạch phát triển tổng thể các đơn vị sự nghiệp làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư, quyết toán dự án đầu tư; 

+ Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm bằng các nguồn vốn; điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư cho các đơn vị; 

+ Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng cải tạo các công trình theo thẩm quyền quản lý; 

+ Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án viện trợ (ODA, NGO) và các khoản viện trợ khác cho các đơn vị; 

+ Thẩm định danh mục, cấu hình, tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị y tế các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác; 

+ Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua sắm thuốc, sinh phẩm hoá chất y tế, trang thiết bị y tế bằng nguồn vốn đầu tư phát triển; các gói thầu xây dựng, cải tạo các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước; 

+ Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu; 

+ Điều phối và tổ chức triển khai các dự án hợp tác quốc tế lĩnh vực y tế.

- Thư ký các Hội đồng: Hội đồng đàm phán giá và các Hội đồng thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc thẩm quyền của các cơ quan y tế.

2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực y tế

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực y tế tại địa phương theo dự thảo Thông tư là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng vị trí công tác.

Võ Văn Hiếu

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,815

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]