Công an điều tra một vụ đòi nợ thuê có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ảnh: Pertrotimes
Cụ thể, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và có nhiệm vụ, quyền hạn chỉ đạo lực lượng Công an các cấp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; quy định mẫu trang phục của nhân viên dịch vụ đòi nợ; tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Bộ Công an cũng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính xây dựng và trình các cấp thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Bộ Tài chính phối hợp Bộ Công an xây dựng và trình các cấp thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Dự thảo đề xuất thay vì báo cáo Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sẽ báo cáo Bộ Công an về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất.
Đi đòi nợ phải mặc đồng phục Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang được Bộ Tài chính xây dựng, đơn vị kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải cấp trang phục, cấp thẻ nhân viên cho người lao động có đủ tiêu chuẩn thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ. Trên thẻ phải có ảnh, ghi rõ họ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ và có dấu của doanh nghiệp. Những người không mặc trang phục theo quy định, không đeo thẻ nhân viên hoặc không có giấy giới thiệu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì không được làm việc trực tiếp với chủ nợ hoặc khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan. |
N.C.K
Theo Tiền Phong