Tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
23/11/2023 10:45 AM

Xin cho tôi hỏi từ ngày 17/11/2023 tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc đúng không? - Minh Hiếu (Hải Dương)

Tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Ban hành khung giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước

Ngày 17/11/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Theo đó, quy định về giá dịch vụ khám bệnh (bao gồm giá chi phí trực tiếp, tiền lương) như sau:

STT

Cơ sở y tế

khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh mới

khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh cũ

1

Bệnh viện hạng đặc biệt

42.100

38.700

2

Bệnh viện hạng I

42,100

38.700

3

Bệnh viện hạng II

37.500

34.500

4

Bệnh viện hạng III

33.200

30.500

5

Bệnh viện hạng IV

30.100

27.500

6

Trạm y tế xã

30,100

27.500

7

Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh).

200.000

200.000

2. Tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc

Theo đó, Thông tư 22/2023/TT-BYT tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc như sau:

- Giá dịch vụ khám bệnh, hội chẩn: Tăng khoảng 9% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT, riêng giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) giữ nguyên mức 200.000 đồng.

- Giá dịch vụ ngày giường bệnh: Tăng khoảng 10% đến 14% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT.

- Giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm: Hầu hết các dịch vụ tăng nhẹ khoảng 1% đến 4% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT nhưng cũng có dịch vụ tăng giá đến 10% (như siêu âm).

Xem chi tiết giá dịch vụ khám chữa bệnh tại đây: 

Phụ lục giá dịch vụ khám chữa bệnh

3. Xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể

Tại Điều 5 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể như sau:

(i) Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại khoa khám bệnh sau đó được chỉ định vào điều trị nội trú theo yêu cầu chuyên môn thì việc thanh toán tiền khám bệnh thực hiện theo quy định tại khoản (iii)

Trường hợp không đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh nhưng đến khám bệnh và vào điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng theo yêu cầu chuyên môn thì không thanh toán tiền khám bệnh.

(ii) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng, người đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh và khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng thì được tính như khám bệnh tại khoa khám bệnh. Việc tính số lần khám bệnh, mức giá thực hiện theo quy định tại khoản (iii).

(iii) Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày, phải tiếp tục khám bệnh trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 02 chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.

(iv) Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường, đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở đi trong một ngày. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại khoản (iii).

- Người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực sau đó được chuyển lên khám bệnh tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện thì lần khám này được coi là một lần khám bệnh mới.

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải điều phối, bố trí nhân lực, số bàn khám bệnh theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng khám bệnh. Đối với các bàn khám khám trên 65 lượt khám/01 ngày: cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ thanh toán bằng 50% mức giá khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám đó. 

Trong thời gian tối đa 01 quý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn còn có bàn khám bệnh trên 65 lượt/ngày thì cơ quan bảo hiểm xã hội không thanh toán tiền khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám bệnh đó.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,923

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]