Hiện hành không có pháp luật không định nghĩa vay tin chấp là gì, nhưng có thể hiểu vay tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Theo đó, ngân hàng, công ty tài chính sẽ xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập, lịch sử tín dụng của người vay.
Dựa vào cách hiểu trên, có thể thấy vay tín chấp sẽ thường xuất hiện trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Cụ thể, theo Thông tư 43/2016/TT-NHNN cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100 triệu đồng.
Mức tổng dư nợ quy định nêu trên không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.
Vay tín chấp không chứng minh thu nhập thì tổng dư nợ tối đa bao nhiêu? (Hình từ internet)
Nguyên tắc cho vay tiêu dùng, vay tiêu dùng theo Thông tư 43/2016/TT-NHNN như sau:
- Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác.
- Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính.
Như vậy, Thông tư 43/2016/TT-NHNN không quy định yêu cầu khách hàng vay tín chấp chứng minh thu nhập để được xem xét cho vay, mà việc vay tín chấp phụ thuộc vào thoả thuận giữa công ty tài chính và khách hàng.
Dù vậy, khách hàng vay tín chấp chứng minh thu minh thu nhập phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích vốn vay, phải hoàn trả nợ gốc, tiền lãi theo thời hạn đã thoả thuận.
Và như đã đề cập, vay tín chấp không chứng minh thu nhập thì tổng dư nợ tối đa là 100 triệu đồng.
Tại Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị định 21/2021/NĐ-CP có đề cập đến vay tín chấp như sau:
(1) Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội: Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
(2) Hình thức, nội dung tín chấp:
Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
(3) Bên bảo đảm bằng tín chấp
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.
(4) Quyền, nghĩa vụ của các bên trong tín chấp
- Bên bảo đảm bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ:
+ Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
+ Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
- Tổ chức tín dụng cho vay có quyền, nghĩa vụ:
+ Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ;
+ Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
- Người vay có quyền, nghĩa vụ:
+ Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay;
+ Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay;
+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.