Chủ đề Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
06/01/2024 08:41 AM

Cho tôi hỏi chủ đề Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 vừa được phát động có nội dung thế nào? - Kim Anh (Hà Nội)

Chủ đề Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 (

Chủ đề Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Chủ đề Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 (năm 2024) vừa chính thức được phát động tại tỉnh Thái Nguyên. Đây là lần thứ 36, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam.

Cuộc thi năm nay có chủ đề: "Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để nói về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa".

Chủ đề cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới trong năm 2024 (1874 - 2024).

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

2. Tổ chức, hoạt động và các hội nghị của Hội đồng Quản trị Liên minh Bưu chính thế giới (UPU)

Theo Điều 102 Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính thế giới thì tổ chức, hoạt động và các hội nghị của Hội đồng Quản trị Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) như sau:

1. Hội đồng Quản trị gồm bốn mươi mốt uỷ viên thừa hành nhiệm vụ của mình trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội kế tiếp.

2. Chức Chủ tịch đương nhiên được dành cho nước đăng cai tổ chức đại hội. Nếu nước này không đảm nhận thì mặc nhiên sẽ là uỷ viên. Do vậy, nhóm địa lý có nước chủ nhà sẽ được thêm một ghế bổ sung và quy định hạn chế nói ở khoản 3 không áp dụng cho trường hợp này. Hội đồng Quản trị sẽ tiến hành bầu một trong những nước thành viên thuộc nhóm địa lý có nước chủ nhà của Đại hội làm Chủ tịch.

3. Bốn mươi uỷ viên còn lại của Hội đồng Quản trị do Đại hội bầu trên cơ sở phân vùng đại lý quân bình. ít nhất một nửa số uỷ viên mới được bầu tại mỗi kỳ Đại hội; không một nước thành viên nào được bầu liên tiếp trong ba kỳ Đại hội.

4. Mỗi uỷ viên của Hội đồng Quản trị chỉ định người đại diện của mình người đó phải là viên chức thành thạo trong lĩnh vực bưu chính.

5. Không có bất cứ khoản đài thọ nào cho các chức trách của uỷ viên Hội đồng Quản trị. Những chi phí cho tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Liên Bưu trả.

6. Hội đồng Quản trị có những nhiệm vụ sau:

6.1. Giám sát mọi hoạt động của Liên Bưu giữa các kỳ Đại hội căn cứ theo các quyết định của Đại hội, đồng thời nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính sách của Chính phủ về bưu chính và căn cứ theo những thể chế quốc tế như thương mại các dịch vụ và cạnh tranh;

6.2. Xét duyệt, trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, mọi hoạt động xét thấy cần thiết để bảo toàn, củng cố chất lượng và hiện đại hoá nghiệp vụ Bưu chính quốc tế;

6.3. Giúp đỡ, điều phối và giám sát mọi hình thức trợ giúp kỹ thuật bưu chính trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quốc tế;

6.4. Xét duyệt ngân sách và báo cáo kế toán hàng năm của Liên Bưu;

6.5. Nếu tình thế yêu cầu, cho phép được chi vượt mức tối đa quy định chiểu theo điều 125, các khoản 3, 4 và 5;

6.6. Quyết định về Thể lệ tài chính của Liên Bưu;

6.7. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ dự trữ;

6.8. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ đặc biệt;

6.9. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ các hoạt động đặc biệt;

6.10. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ đóng góp tự nguyện;

6.11. Đảm bảo việc kiểm soát các hoạt động của Văn phòng Quốc tế;

6.12. Nếu có đề nghị, cho phép chọn mức đóng góp thấp hơn theo những điều kiện quy định tại điều 127, khoản 6;

6.13. Cho phép chuyển đổi nhóm địa lý nếu có yêu cầu trên cơ sở xem xét ý kiến của các nước thành viên của các nhóm địa lý liên quan;

6.14. Quyết định Quy chế nhân sự và điều kiện làm việc của các viên chức được bầu;

6.15. Tăng hoặc giảm chỗ làm việc trong Văn phòng Quốc tế theo những điều kiện hạn chế ràng buộc với mức chi phí tối đa đã được ấn định;

6.16. Quyết định Quy chế sử dụng Quỹ phúc lợi;

6.17. Thông qua Báo cáo hàng năm và Báo cáo hoạt động tài chính về các hoạt động của Liên Bưu do Văn phòng Quốc tế chuẩn bị, và nếu có, đưa ra những nhận xét đối với hai bản báo cáo đó;

6.18. Định ra các cuộc tiếp xúc với Bưu chính các nước thành viên nhằm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình;

6.19. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính, định ra các cuộc tiếp xúc với các tổ chức không phải là quan sát viên mặc nhiên của Liên Bưu, xét duyệt các báo cáo của Văn phòng Quốc tế về quan hệ giữa Liên Bưu với các tổ chức quốc tế khác, ra các quyết định mà Hội đồng xét thấy thích hợp về cách thức giải quyết đối với những mối quan hệ này và biện pháp tiếp theo, chỉ định vào thời gian thích hợp những tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ phải được mời tham dự Đại hội và giao cho Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế gửi giấy mời;

6.20. Quyết định, trong trường hợp xét thấy có lợi, những nguyên tắc theo đó Hội đồng Khai thác Bưu chính phải tuân theo khi tiến hành nghiên cứu những vấn đề liên quan tới hậu quả tài chính quan trọng (giá cước, phí tổn đầu cuối, phí tổn chuyển qua, giá cơ bản vận chuyển máy bay và gửi bưu phẩm ở nước ngoài), theo dõi sát việc nghiên cứu những vấn đề này nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc kể trên và xét duyệt những kiến nghị của Hội đồng Khai thác Bưu chính đối với những chủ đề cùng loại;

6.21. Nghiên cứu theo yêu cầu của Đại hội, của Hội đồng Khai thác Bưu chính hoặc của Bưu chính các nước thành viên, những vấn đề có tính chất hành chính và pháp lý liên quan đến Liên Bưu hoặc nghiệp vụ bưu chính quốc tế. Trong những vấn đề kể trên, Hội đồng có quyền quyết định nên hoặc không nên tiến hành các đề tài nghiên cứu do Bưu chính các nước thành viên yêu cầu trong khoảng thời gian giữa hai kỳ Đại hội;

6.22. Đề xuất những kiến nghị sẽ được trình để thông qua hoặc tại Đại hội, hoặc bởi Bưu chính các nước thành viên chiểu theo điều 122;

6.23. Thông qua trong phạm vi thẩm quyền của mình những khuyến nghị của Hội đồng Khai thác Bưu chính liên quan đến một thể lệ hoặc một tập quán mới trong khi chờ đợi Đại hội quyết định về vấn đề đó;

6.24. Xét báo cáo hàng năm do Hội đồng Khai thác Bưu chính chuẩn bị và có thể cả những kiến nghị do cơ quan này đệ trình lên;

6.25. Nêu các đề tài nghiên cứu để Hội đồng Khai thác Bưu chính xét chiểu theo điều 104, khoản 9.16;

6.26. Chỉ định nước đăng cai tổ chức Đại hội tiếp theo trong trường hợp quy định tại Điều 101, khoản 4;

6.27. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính, quyết định số lượng các Ban chuyên trách cần thiết đảm bảo tiến hành tổ chức các công việc của Đại hội và quy định chức năng nhiệm vụ cho cá Ban đó;

6.28. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính và với điều kiện được Đại hội tán thành, chỉ định các nước thành viên có điều kiện:

- Đảm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch Đại hội cũng như Chủ tịch và Phó chủ tịch các Ban chuyên trách theo phân vùng địa lý cân bằng nhất;

- Tham gia các tiểu Ban của Đại hội;

6.29. Xét duyệt dự thảo Kế hoạch Chiến lược để trình lên Đại hội do Hội đồng Khai thác Bưu chính với sự giúp đỡ của Văn phòng Quốc tế soạn thảo; xét duyệt những hiệu chỉnh hàng năm đối với bản Kế hoạch đã được Đại hội thông qua trên cơ sở những khuyến nghị của Hội đòng Khai thác Bưu chính, cùng làm việc với Hội đồng Khai thác Bưu chính trong việc soạn thảo và cập nhất hàng năm đối với bản Kế hoạch này;

7. Tại phiên họp thứ nhất do Chủ tịch Đại hội triệu tập, Hội đồng Quản trị bầu trong số các uỷ viên của mình bốn Phó Chủ tịch và thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng.

8. Chủ tịch triệu tập họp Hội đồng Quản trị trên nguyên tắc mỗi năm một lần tại trụ sở của Liên Bưu.

9. Chủ tịch, các phó Chủ tịch và Chủ tịch các ban của Hội đồng Quản trị và Chủ tịch Nhóm kế hoạch chiến lược sẽ hợp thành Uỷ ban Quản lý. Uỷ ban này chuẩn bị và điều hành công việc mỗi kỳ họp của Hội đồng Quản trị. Uỷ ban sẽ thay mặt Hội đồng Quản trị phê chuẩn báo cáo hàng năm về hoạt: động của Liên Bưu do Văn phòng Quốc tế chuẩn bị và đảm nhiệm công việc khác mà Hội đồng Quản trị quyết định phân công hoặc do yêu cầu phát sinh trong quá trình lập kế hoạch chiến lược.

10. Đại diện của mỗi uỷ viên Hội đồng Quản trị tham dự các kỳ họp của Hội đồng, trừ kỳ họp trong thời gian Đại hội, được đài thọ vé máy bay khứ hồi hạng thường hoặc vé xe lửa hạng nhất hoặc giá vé của bất kỳ loại phương tiện giao thông nào miễn là không cao hơn giá vé máy bay khứ hồi hạng thường Quyền hưởng trợ cấp như vậy cũng được dành cho mỗi thành viên của các Ban, các Nhóm công tác hoặc các cơ quan khác của Hội đồng khi họ họp ngoài thời gian tổ chức Đại hội và các kỳ họp của Hội đồng.

11. Chủ tịch Hội đồng Khai thác Bưu chính đại diện cho cơ quan này tham dự các phiên họp của Hội đồng Quản trị mà chương trình nghị sự có ghi những vấn đề liên quan tới cơ quan do ông ta phụ trách.

12. Nhằm bảo đảm sự liên hệ hữu hiệu giữa các công việc của hai cơ quan, Hội đồng Khai thác Bưu chính có thể chỉ định các đại diện để tham dự các cuộc họp của Hội đồng Quản trị với tư cách là các quan sát viên.

13. Bưu chính nước mà tại đó tổ chức họp đồng Quản trị được mời tham dự với tư cách quan sát viên nếu nước này không phải là uỷ viên của Hội đổng Quản trị

14. Hội đồng Quản trị có thể mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhưng không có quyền biểu quyết, các tổ chức quốc tế, các đại diện hiệp hội hay doanh nghiệp hoặc các nhân vật có trình độ chuyên môn mà Hội đồng mong muốn họ cộng tác trong công việc của mình. Hội đồng cũng có thể mời, với những điều kiện tương tự, một hay nhiều Bưu chính các nước thành viên có quan hệ tới những vấn đề được nêu trong chương trình nghị sự, tham dự các cuộc họp.

15. Các uỷ viên của Hội đồng Quản trị tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội đồng. Các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Quản trị có thể, theo đề nghị của họ, phối hợp với các chương trình nghiên cứu được tiến hành nhưng phải tôn trọng những điều kiện mà Hội đồng đề ra để đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc. Các nước thành viên cũng có thể được khuyến khích chủ trì các Nhóm công tác khi họ có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm. Việc tham gia của các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Quản trị được thực hiện không làm tăng chi phí phụ của Liên Bưu.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,385

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]