Đề xuất có thể dùng Ví điện tử để chi trả thừa kế (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Đây là nội dung được đề cập dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (sẽ thay thế cho Thông tư 39/2014/TT-NHNN) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì soạn thảo.
Dự thảo Thông tư |
Theo đó, chủ Ví điện tử được sử dụng Ví điện tử để thực hiện các mục đích sau đây:
(1) Chuyển tiền, rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(2) Chuyển tiền cho Ví điện tử khác;
(3) Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả trường hợp thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài), các khoản thanh toán hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(4) Hoàn trả tiền cho khách hàng trong các trường hợp:
- Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt cung ứng dịch vụ Ví điện tử cho khách hàng;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt hoạt động, bị thu hồi Giấy phép, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.
(5) Chi trả thừa kế theo quy định của pháp luật khi chủ Ví điện tử chết hoặc bị tuyên bố đã chết.
(6) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hiện hành, các cá nhân sử dụng Ví điện tử chỉ để thực hiện 03 mục đích sau: (i) Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; (ii) Chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở; (iii) Rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng. (Khoản 6 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, sửa đổi tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN) |
Như vậy, ngoài việc chỉ thực hiện được các nhu cầu cơ bản như thanh toán, chuyển tiền, rút tiền thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến sẽ đề xuất thêm nhiều nhu cầu khác đối với dịch vụ này, trong đó có việc chi trả thừa kế theo quy định của pháp luật.
Được biết, tại dự thảo Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước Việt cũng đề xuất 03 đối tượng khách hàng được sử dụng Ví điện tử gồm:
- Khách hàng được sử dụng Ví điện tử bằng đồng Việt Nam là cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng được mở và có sở hữu tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử được ủy quyền cho cá nhân khác trong quá trình sử dụng Ví điện tử của tổ chức đó; việc ủy quyền phải được chủ Ví điện tử đồng ý bằng văn bản.
Khi thực hiện việc ủy quyền, chủ Ví điện tử là tổ chức phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử nơi mở Ví điện tử văn bản ủy quyền kèm hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết đối với người được ủy quyền theo quy định tại Điều 17 Dự thảo Thông tư.
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải áp dụng biện pháp xác minh thông tin nhận biết đối với người được ủy quyền theo quy định tại Điều 21 Dự thảo Thông tư.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được mở Ví điện tử cho chính mình.
(Điều 16 và khoản 2 Điều 24 Dự thảo Thông tư)