Đề xuất Cảnh sát biển sẽ không được trang bị vũ khí quân dụng

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
03/06/2024 09:30 AM

Liên quan đến việc trang bị vũ khí quân dụng, Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đề xuất cảnh sát biển sẽ không được trang loại vũ khí này.

Đề xuất Cảnh sát biển sẽ không được trang bị vũ khí quân dụng

Đề xuất Cảnh sát biển sẽ không được trang bị vũ khí quân dụng (Hình từ Internet)

Mới đây, Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi (Dự thảo mới nhất) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã được công bố. Đây là bản dự thảo sẽ xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi

Đề xuất Cảnh sát biển sẽ không được trang bị vũ khí quân dụng

Hiện hành tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, Cảnh sát biển là một trong những đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng.

Theo đó, các loại vũ khí quân dụng mà Cảnh sát biển có thể được trang bị bao gồm:

- Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 để thi hành công vụ, bao gồm:

+ Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

+ Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

+ Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

+ Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;

- Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 để thi hành công vụ

Tuy nhiên đến Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi (bản dự thảo mới nhất) thì lực lượng này đã bị loại bỏ khỏi danh mục được trang bị vũ khí quân dụng. Dự kiến, các đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:

- Quân đội nhân dân;

- Dân quân tự vệ;

- Công an nhân dân;

- Cơ yếu;

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm lâm, Kiểm ngư;

- An ninh hàng không;

- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, phòng chống tội phạm về ma tuý của Hải quan.

Trong đó:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

- Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

**Căn cứ pháp lý:

- Khoản 2 Điều 3; Khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019).

- Điều 19 Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi.

Đề xuất các loại vũ khí thuộc vũ khí quân dụng

Dự kiến, các loại vũ khí sau đây sẽ thuộc vũ khí quân dụng:

(i) Vũ khí cầm tay, vác vai, hạng nhẹ, hạng nặng và đạn sử dụng cho các loại vũ khí này; các loại bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi và vũ khí khác, trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định Dự thảo Luật để thi hành công vụ thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành;

(ii) Súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;

(iii) Vũ khí quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều 3 Dự thảo Luật, trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác để thi hành công vụ hoặc không được trang bị cho các đối tượng theo quy định của Dự thảo Luật nhưng sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người trái pháp luật;

Các vũ khí trong trường hơp này bao gồm:

- Kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

- Dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20cm trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

Trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật.

(iv) Linh kiện là chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận cơ bản cấu tạo nên vũ khí quân dụng quy định tại (i) và (ii);

(v) Vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng quy định tại (i) và (ii) nhưng không thuộc danh mục vũ khí quân dụng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

(Khoản 2 Điều 3 Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 586

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]