Câu hỏi kèm đáp án tuần 10 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 (Hình từ internet)
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch 133/KH-BTGTU ngày 26/3/2024 về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo tuần 10 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024:
Câu hỏi số 1: Theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc triển khai công cuộc chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo tại Đề án 06 của Chính phủ để phục vụ mấy nhóm tiện ích? A. 2 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. B. 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. C. 3 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số. D. 4 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Câu hỏi số 2: Các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước, nhất là Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội cần làm gì để thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW ? A. Cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết; tích cực phối hợp, xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết. B. Cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết; chủ động phối hợp, xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết. C. Cần quán triệt sâu rộng Nghị quyết; chủ động phối hợp, xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết. D. Cần quán triệt kỹ lưỡng Nghị quyết; chủ động phối hợp, xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết. Câu hỏi số 3: Theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đất xây dựng đô thị đến năm 2030 đạt khoảng bao nhiêu ha? A. 153.600 - 187.700 ha. B. 160.100 - 153.800 ha. C. 163.100 - 150.800 ha. D. 157.600 - 183.700 ha. Câu hỏi số 4: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, phát triển y tế số gắn kết thông suốt mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh từ thành phố tới cấp xã và với người dân tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể nào? A. Cung cấp dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử. B. Tất cả các đáp án đều đúng. C. Triển khai hiệu quả các nền tảng y tế của quốc gia. D. Hình thành Mạng y tế Hà Nội hỗ trợ người dân trong việc khám, chữa bệnh. Câu hỏi số 5: Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nêu mấy quan điểm, mục tiêu lớn đối với từng giai đoạn xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trong trung và dài hạn ? A. 4 quan điểm, 3 mục tiêu lớn. B. 5 quan điểm, 4 mục tiêu lớn. C. 6 quan điểm, 3 mục tiêu lớn. D. 4 quan điểm, 2 mục tiêu lớn. Câu hỏi số 6: Theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến đất xây dựng các trường đại học - cao đẳng đến năm 2030 Vùng Thủ đô đạt bao nhiêu ha ? A. Khoảng 10.600 ha B. Khoảng 10.660 ha C. Khoảng 10.550 ha D. Khoảng 10.560 ha Câu hỏi số 7: Theo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025; giải marathon quốc tế “Hành trình di sản” thuộc loại hình sự kiện nào? A. Sự kiện văn hoá nghệ thuật. B. Sự kiện thể thao. C. Sự kiện du lịch. D. Sự kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Câu hỏi số 8: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về chính quyền số là gì? A. Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ, xác thực thông tin công dân với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ. B. Phát triển Hạ tầng chính phủ số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của Mạng Truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước. C. Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu thuế. D. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số hiện đại, an toàn đáp ứng các nhiệm vụ về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Câu hỏi số 9: Để quản lý tốt đô thị, Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra giải pháp trọng tâm gì? A. Tất cả các đáp án đều đúng. B. Từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. C. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, đặc biệt là trật tự xây dựng, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt ùn tắc giao thông. D. Tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý giao thông bằng các giải pháp giao thông thông minh. Câu hỏi số 10: Theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đô thị hóa của Thủ đô đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu % ? A. 55 - 60%. B. 55 - 60%. C. 65 - 70%. D. 50 - 55%. Câu hỏi số 11: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là gì? A. Phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp. B. Khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế - xã hội. C. Tất cả các đáp án đều đúng. D. Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước. Câu hỏi số 12: Giải pháp cơ bản để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị? A. Tất cả các đáp án đều đúng. B. Tập trung quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô và cả nước về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội. C. Tăng cường tổ chức các sự kiện và xây dựng các sản phẩm văn hóa mang tầm quốc tế; thu hút và đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa lớn mang tầm khu vực và quốc tế. D. Tăng cường tuyên truyền, thông tin tích cực, quảng bá hình ảnh Thành phố, xây dựng niềm tin xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội... Câu hỏi số 13: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử nhằm mục đích nào? A. Tăng độ nhận diện thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp. B. Tăng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. C. Quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ nông sản, hàng hóa và mua các nguyên liệu, vật tư đầu vào, máy móc, công cụ phục vụ nhu cầu sản xuất. D. Thúc đẩy chuỗi cung ứng trong sản xuất nông nghiệp. Câu hỏi số 14: Theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và bao nhiêu tỉnh xung quanh? A. 7 tỉnh. B. 8 tỉnh. C. 10 tỉnh. D. 9 tỉnh. Câu hỏi số 15: Theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030, bình quân đạt bao nhiêu m2/người ? (Chọn một đáp án) A. 120 - 140 m2/người. B. 100 - 130 m2/người. C. 140 - 160 m2/người. D. 130 - 160 m2/người. Câu hỏi số 16: Theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đất xây dựng đô thị đến năm 2030, bình quân đạt bao nhiêu m2/người ? A. 130 - 160 m2/người. B. 140 - 160 m2/người. C. 120 - 140 m2/người. D. 100 - 130 m2/người. Câu hỏi số 17: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu tổng quát đến năm 2025 là gì? A. Hà Nội thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. B. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. C. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. D. Hà Nội là thành phố thông minh, hiện đại, kết nối với khu vực và thế giới. Câu hỏi số 18: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, năng suất lao động hằng năm tăng bao nhiêu? A. Từ 6% đến 6,5%. B. Từ 9% đến 9,5%. C. Từ 7% đến 7,5%. D. Từ 8% đến 8,5%. Câu hỏi số 19: Đâu là một trong những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? A. Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. B. Lấy sự phục vụ người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực để chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh và tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, giám sát, vận hành thành phố thông minh. C. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. D. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Câu hỏi số 20: Nhân dân có vai trò như thế nào trong trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô? A. Là người kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô B. Là trung tâm, chủ thể, đối tượng thụ hưởng. C. Là người hưởng thụ. D. Là chủ thể sáng tạo trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô Câu hỏi số 21: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng tối đa không quá 500 từ) |
>> Xem tại đây.
- Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
- Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.
- Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
(Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022)