Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
18/04/2022 10:45 AM

Vật chứng trong vụ án hình sự là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, tiền hoặc vật khác,… có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Khi đình chỉ vụ án hoặc vụ án đã đưa ra xét xử thì vật chứng phải được xử lý. Vậy pháp luật quy định xử lý vật chứng như thế nào?

Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự thế nào?

Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự thế nào? (Ảnh minh họa)

1. Thẩm quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự

Tùy vào giai đoạn của vụ án mà thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ thuôc về các chủ thể sau:

- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;

- Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố;

- Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;

- Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.

Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào?

Vật chứng được xử lý như sau:

- Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

- Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

- Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy;

- Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được xử lý như sau:

+ Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

+ Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Vật chứng khác không thuộc hai trường hợp trên thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 7 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 51,038

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]