Người có uy tín là ai? Tiêu chí lựa chọn người có uy tín trong dân tộc thiểu số (Hình từ Internet)
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là:
Những người gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, là cầu nối quan trọng giữa chính quyền với nhân dân. Có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - trật tự của địa phương.
Căn cứ Tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg quy định người có uy tín được lựa chọn từ các đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật hiện hành có quá trình công tác lâu năm, có cống hiến cho dân tộc, đất nước đã nghỉ công tác;
- Già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ cầu cúng cho gia đình, dòng họ, bản làng;
- Chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số (Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, Công giáo,...);
- Nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người hành nghề chữa bệnh giỏi hoặc người có Điều kiện kinh tế thường giúp đỡ và được đồng bào tín nhiệm.
Tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg quy định về người có uy tín trong dân tộc thiểu số như sau:
(1) Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành Phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
(2) Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
(3) Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc;
(4) Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư;
(5) Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg quy định về điều kiện bình chọn người có uy tín như sau:
- Mỗi thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số có ít nhất 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu là người dân tộc thiểu số được bình chọn 01 người có uy tín;
- Trường hợp thôn không đủ Điều kiện tại điểm a Khoản 3 Điều 4 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg hoặc có nhiều thành Phần dân tộc cùng sinh sống:
Căn cứ tình hình thực tế và đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định số lượng người có uy tín được bình chọn, nhưng tổng số người có uy tín được bình chọn không vượt quá tổng số thôn của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Tại Điều 3 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
- Người có uy tín được lựa chọn từ thôn, bản, xóm, buôn, làng, phum, sóc, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là thôn).
- Chính sách thực hiện trực tiếp đối với người có uy tín, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và đúng chế độ.
- Người có uy tín do địa phương trực tiếp quản lý, phân công, phân cấp thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
- Trường hợp người có uy tín thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ với cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất.
Ngọc Nhi