Thanh tra Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
07/12/2022 08:33 AM

Thanh tra Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ hiện nay được quy định thế nào? - Kim Trân (Cần Thơ)

Thanh tra Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

Thanh tra Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thanh tra Chính phủ là gì?

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Thanh tra 2010 thì Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước;

Thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ

Tổ chức của Thanh tra Chính phủ theo Điều 3 Nghị định 50/2018/NĐ-CP bao gồm:

(1) Vụ Pháp chế

(2) Vụ Tổ chức cán bộ

(3) Vụ Hợp tác quốc tế

(4) Vụ Kế hoạch - Tổng hợp

(5) Văn phòng

(6) Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra

(7) Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I)

(8) Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II)

(9) Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III)

(10) Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I)

(11) Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II)

(12) Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III)

(13) Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV)

(14) Ban Tiếp công dân trung ương

(15) Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra

(16) Báo Thanh tra

(17) Tạp chí Thanh tra

(18) Trường Cán bộ Thanh tra

(19) Trung tâm Thông tin.

Theo đó các đơn vị quy định từ (1) đến (14) là các đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ (15) đến (19) các đơn vị sự nghiệp.

Vụ Pháp chế và Vụ Hợp tác quốc tế có 02 phòng; Vụ Kế hoạch - Tổng hợp và Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 04 phòng; Văn phòng có 05 phòng; Cục I, Cục II, Cục III có 04 phòng; Cục IV, Ban Tiếp công dân trung ương có 05 phòng.

Ban Tiếp công dân trung ương có con dấu riêng và có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ theo Điều 15 Luật Thanh tra 2010 như sau:

- Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng chiến lược, Định hướng chương trình, văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra;

+ Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;

+ Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế thanh tra các cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên các cấp, các ngành;

+ Yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra.

- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

+ Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.

- Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

>>> Xem thêm: Quy định mới nhất về tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung nào?

Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra những vụ việc tham nhũng gì? Nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong quá trình thanh tra thì xử lý như thế nào?

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập?

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,196

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]