Điều kiện cấp mới chứng thư số theo pháp luật Việt Nam
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Việc cấp mới chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 60 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Điều kiện cấp mới chứng thư số cho cá nhân
- Phải là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước có nhu cầu giao dịch điện tử;
- Có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
(2) Điều kiện cấp mới chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước:
- Phải là người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước có nhu cầu giao dịch điện tử;
- Có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
(3) Điều kiện cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức:
- Phải là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân;
- Có quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp;
- Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
(4) Điều kiện cấp mới chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ và phần mềm:
- Thiết bị, dịch vụ và phần mềm thuộc sở hữu, quản lý của cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân;
- Người quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ và phần mềm phải là người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu;
- Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, các trường hợp thu hồi đối với mọi chứng thư số bao gồm:
- Chứng thư số hết hạn sử dụng;
- Theo yêu cầu bằng văn bản từ thuê bao, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp trong các trường hợp: Khóa bí mật bị lộ hoặc nghi bị lộ; thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc hoặc các trường hợp mất an toàn khác; thiết bị lưu khóa bí mật bị hỏng;
- Theo yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an;
- Theo yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan, tổ chức quản lý thuê bao;
- Thuê bao vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật được quy định tại Điều 74 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
Chứng thư số của cá nhân sẽ bị thu hồi nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại mục 3.1;
- Cá nhân thay đổi vị trí công tác mà thông tin về vị trí công tác mới không phù hợp với thông tin trong chứng thư số;
- Cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, từ trần.
(Khoản 2 Điều 68 Nghị định 130/2018/NĐ-CP)
Đối với chứng thư số của cá nhân người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước thì sẽ bị thu hồi theo các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định 130/2018/NĐ-CP:
- Các trường hợp quy định tại mục 3.1 và 3.2;
- Cá nhân thay đổi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, thay đổi chức danh nhà nước.
Theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, các trường hợp thu hồi chứng thư số đối với chứng thư số của cơ quan, tổ chức bao gồm
- Các trường hợp quy định tại mục 3.1;
- Cơ quan, tổ chức giải thể.
Các trường hợp thu hồi đối với chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm như sau:
- Các trường hợp quy định tại mục 3.1;
- Thiết bị, dịch vụ, phần mềm ngừng hoạt động.
(Khoản 5 Điều 68 Nghị định 130/2018/NĐ-CP)
Thanh Rin