Các chương trình học tập lý luận chính trị trong Đảng bắt buộc của đảng viên

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
23/06/2023 09:33 AM

Cho tôi hỏi các chương trình học tập lý luận chính trị trong Đảng bắt buộc của đảng viên gồm những gì? - Quỳnh Hương (Cần Thơ)

Các chương trình học tập lý luận chính trị trong Đảng bắt buộc của đảng viên

Các chương trình học tập lý luận chính trị trong Đảng bắt buộc của đảng viên (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các chương trình học tập lý luận chính trị trong Đảng bắt buộc của đảng viên

Theo Điều 2 Quy định 54-QĐ/TW năm 1999 thì chương trình học tập lý luận chính trị trong Đảng bắt buộc của đảng viên như sau:

(1) Đảng viên trong thời gian dự bị phải học xong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới.

Đảng viên chính thức tuỳ theo yêu cầu trách nhiệm và trình độ lý luận chính trị đã được đào tạo để lựa chọn chương trình học tập phù hợp, cụ thể như sau :

- Đảng viên ở cơ sở học xong chương trình lý luận chính trị sơ cấp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, và phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. 

Đảng viên là cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước phải có trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh đã ban hành. Đối với cán bộ, công chức chưa phải là đảng viên, việc học tập lý luận chính trị thực hiện theo quy định. 

Đảng viên là người dân tộc thiểu số và đảng viên ở vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hoá thấp, học chương trình lý luận chính trị sơ cấp được biên soạn riêng.

- Đảng viên trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này theo sự chỉ đạo của các đảng uỷ khối nơi sinh hoạt.

- Đảng viên trong các lực lượng vũ trang học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này, theo sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương.

- Đảng viên đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức tham gia học tập các nghị quyết của Đảng ở tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên cư trú được cấp uỷ định kỳ thông báo tình hình thời sự, chính sách trong nước và thế giới.

- Đảng viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng học các chương trình lý luận chuyên đề về kinh tế, văn hoá, xã hội... phù hợp với yêu cầu công tác.

- Đảng viên có trình độ lý luận cao cấp, đại học chính trị trở lên có kế hoạch tự học theo hướng dẫn của cơ quan phụ trách.

(2) Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, phải học xong chương trình trung học chính trị tại trường chính trị tỉnh, thành phố.

(3) Đảng viên là bí thư chi bộ và đảng uỷ viên, chi uỷ viên cơ sở học chương trình lý luận chính trị, nghiệp vụ quy định cho cấp uỷ cơ sở tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

(4) Đảng viên là công chức ngạch chuyên viên, là chuyên viên chính phải học xong chương trình trung cấp về lý luận chính trị, chuyên viên cao cấp phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp.

(5) Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, quận và cán bộ lãnh đạo một số ban, ngành cấp tỉnh, một số doanh nghiệp.... (có quy định riêng) phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp tại Phân viện thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

(6) Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành Trung ương, uỷ viên thường vụ các đoàn thể Trung ương, ban giám đốc các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của nhà nước... (có quy định riêng) phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp tại Trung tâm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

(7) Tất cả đảng viên và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải học tập quán triệt các nghị quyết của Đại hội Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương thông qua các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị do Bộ Chính trị quy định cụ thể cho từng năm.

(8) Thống nhất tên gọi các cấp chương trình lý luận chính trị được sử dụng trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Đảng là: sơ cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị (hoặc trung học chính trị), cao cấp lý luận chính trị (hoặc cử nhân chính trị). Đối với các chương trình khác tương đương với 3 cấp chương trình này sẽ có hướng dẫn cụ thể.

2. Những yêu cầu cần đạt trong Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới 

Những yêu cầu cần đạt trong Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới theo Hướng dẫn 60-HD/BTGTW năm 2022 như sau:

Bài giảng

Yêu cầu cần đạt

Bài 1: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam

- Nắm bắt được những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin với vai trò là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng Việt Nam.

- Nắm bắt được những nét cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh với vai trò là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

- Có khả năng tư duy vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Bài 2: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Hiểu được bản chất về con đường của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là sự lựa chọn hợp quy luật, hợp lòng dân.

- Hiểu được quá trình phát triển nhận thức về đặc điểm, đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.

- Hiểu được quá trình phát triển nhận thức về phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Bài 3: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Nắm bắt được những nét cơ bản trong đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, có tư duy phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện hiện nay.

- Nắm bắt được những nét cơ bản trong dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ đó, có tư duy xây dựng, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hiện nay.

- Nắm bắt được những nét cơ bản về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Bài 4: Phát triển kinh tế - xã hội

- Hiểu được khái quát kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 ở Việt Nam.

- Nắm được những kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020; những nội dung cơ bản của mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Bài 5: Phát triển văn hóa, xã hội

- Hiểu được những nội dung cơ bản trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực theo Nghị quyết của Đảng.

- Hiểu được những nội dung cơ bản trong xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ theo nghị quyết của Đảng.

- Hiểu được những nội dung cơ bản trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường, quản lý phát triển xã hội.

Bài 6: Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội

- Nắm bắt được tình hình quốc tế, trong nước tác động tới lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

- Nắm bắt được những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.

- Nắm bắt được những giải pháp trong bảo đảm an ninh Quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.

Bài 7: Chủ động tích cực hội nhập quốc tế

- Hiểu được quá trình hình thành, phát triển nhận thức của Đảng ta về hội nhập quốc tế.

- Hiểu được quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

- Nắm bắt được những nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm tới.

Bài 8: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở

- Hiểu được hệ thống tổ chức và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng.

- Nắm bắt được những quy định của Điều lệ Đảng về tổ chức cơ sở Đảng.

- Nắm bắt được những nhiệm vụ, giải pháp trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở và trách nhiệm của đảng viên.

Bài 9: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng

- Nắm được những quy định và vai trò, nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

- Biết được những kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhiệm kỳ khóa XII.

- Hiểu biết được những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ khóa XIII.

Bài 10: Phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

- Hiểu biết về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hình thành động cơ chuẩn mực và không ngừng phấn đấu, rèn luyện là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyên đề tự chọn

- Tình hình và nhiệm vụ của địa phương, cơ sở.

- Tình hình thời sự, những chủ trương, chính sách mới.

- Các báo cáo điển hình về những đảng viên mới phấn đấu tốt...

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,111

Bài viết về

lĩnh vực Đảng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]