Quy định về nhãn và bao gói chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
07/07/2023 16:30 PM

Tôi muốn sản xuất bao bì chế phẩm diệt khuẩn, xin tư vấn cho tôi quy định về nhãn và bao gói chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng?- Hiếu Hiền (Bến Tre)

Quy định về nhãn và bao gói chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng

Quy định về nhãn và bao gói chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng (Hình từ internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Tên thương mại của chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2016/NĐ-CP về tên thương mại của chế phẩm diệt khuẩn như sau:

- Mỗi chế phẩm của một nhà sản xuất chỉ được đăng ký một tên thương mại ở Việt Nam;

- Không được dùng một tên thương mại đặt cho hai hay nhiều chế phẩm của một nhà sản xuất;

- Tên thương mại của chế phẩm không được trùng với tên thương mại của chế phẩm đã được cấp số đăng ký lưu hành trước đó còn hiệu lực;

- Tên thương mại của chế phẩm không được trùng với tên hoạt chất, hoặc tên hoạt chất và hàm lượng hoặc tên hoạt chất và hàm lượng và dạng chế phẩm;

-. Không được đặt tên thương mại cho chế phẩm với ý nghĩa không phù hợp với hiệu lực và tính an toàn của chế phẩm đó.

Quy định về nhãn và bao gói chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng

* Bao gói chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng

Căn cứ quy định tại Điều 33 Nghị định 91/2016/NĐ-CP về bao gói chế phẩm diệt khuẩn diệt côn trùng như sau:

- Chế phẩm khi lưu hành tại Việt Nam phải được đóng gói trong các bao bì đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Chất lượng bao gói cần phải đủ độ bền chắc để có thể chịu được va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới;

+ Bao gói phải kết cấu đủ kín để bảo đảm không làm rò rỉ chế phẩm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;

+ Phía bên ngoài bao gói phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào.

- Các phần của bao gói có tiếp xúc với chế phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chế phẩm đóng gói bên trong;

+ Không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của chế phẩm.

- Khi đóng gói chế phẩm ở dạng lỏng phải để lại khoảng không gian cần thiết để bảo đảm bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ.

- Bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao gói bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp.

- Bao gói các chất dễ bay hơi phải đủ kín để bảo đảm trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.

- Bao gói các chất lỏng phải có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển.

- Bao gói dùng để chứa chế phẩm ở dạng lỏng đều phải thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng.

- Bao gói chế phẩm ở dạng hạt hay bột phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.

* Nhãn chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng

Theo Điều 32 Nghị định 91/2016/NĐ-CP quy định về nhãn chế phẩm diệt khuẩn diệt côn trùng như sau:

- Việc ghi nhãn hóa chất, chế phẩm thực hiện theo quy định tại Phụ lục số IX ban hành kèm theo Nghị định 91/2016/NĐ-CP.

- Khi có thay đổi nội dung, hình thức nhãn chế phẩm ngoài các nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 91/2016/NĐ-CP , chủ sở hữu số đăng ký lưu hành phải có văn bản thông báo nội dung thay đổi và gửi kèm mẫu nhãn mới (gồm mẫu nhãn của tất cả các quy cách đóng gói theo kích thước thực, trường hợp nhiều quy cách đóng gói có nhãn thiết kế giống nhau, chủ sở hữu số đăng ký lưu hành nộp nhãn của quy cách đóng gói nhỏ nhất) đến Bộ Y tế để bổ sung vào hồ sơ chậm nhất là 15 ngày trước khi lưu hành nhãn mới. Trường hợp Bộ Y tế triển khai đăng ký trực tuyến, chủ sở hữu số đăng ký lưu hành gửi thông báo thay đổi nội dung hoặc hình thức nhãn trực tuyến. Việc gửi thông báo trực tuyến thực hiện theo quy định tại Chương VIII Nghị định 91/2016/NĐ-CP .

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo thay đổi nội dung nhãn (thời điểm tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu tiếp nhận công văn đến của Bộ Y tế), nếu Bộ Y tế không có văn bản yêu cầu sửa đổi bổ sung:

+ Chủ sở hữu số đăng ký lưu hành được quyền lưu hành nhãn mới;

+ Bộ Y tế có trách nhiệm bổ sung mẫu nhãn mới của chế phẩm vào hồ sơ đăng ký lưu hành.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,381

Bài viết về

lĩnh vực khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]