Quy định về chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
06/07/2023 18:30 PM

Xin hỏi pháp luật quy định về chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại hiện nay như thế nào? - Khánh Anh ( Bạc Liêu)

Quy định về chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại

Quy định về chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại (Hình từ internet)

Quy định về chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại như sau:

Thừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:

- Việc thi hành án đương nhiên kết thúc theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

- Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự, trừ trường hợp việc chấm dứt làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

- Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008;

- Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

- Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự 2008 và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;

- Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản là vô hiệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự 2008 và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;

- Các trường hợp phải yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại Khoản 4 Điều 68, Khoản 3 Điều 69, Khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự 2008 và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.

Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án

Căn cứ Điều 58 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc thi hành án bao gồm:

- Khi chấm dứt việc thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý hợp đồng dịch vụ về thi hành án. Trong quá trình thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh, nếu có tranh chấp thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận thì Văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008 và pháp luật dân sự về tài sản vắng chủ.

Đối với các vụ việc chưa thi hành xong, đương sự có quyền tiếp tục yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 53 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

- Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 57 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung sau đây:

+ Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong;

+ Chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008;

+ Thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc đã chuyển hồ sơ và người yêu cầu thi hành án có quyền tiếp tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

- Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo quy định tại Điều 57 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện) hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh) nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở về việc chấm dứt việc thi hành án và việc đã chuyển hồ sơ sang cơ quan thi hành án dân sự.

- Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự như sau:

+ Tiếp nhận hồ sơ thi hành án do Văn phòng Thừa phát lại chuyển;

+ Tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP;

+ Công nhận và sử dụng kết quả thi hành án trước đó do Thừa phát lại thực hiện khi vụ việc được tiếp tục thi hành nếu kết quả đó có được không do vi phạm pháp luật.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 741

Bài viết về

Thừa phát lại

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]