Luật Kiểm toán độc lập mới nhất 2024 và tổng hợp văn bản hướng dẫn (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Luật Kiểm toán độc lập mới nhất 2024 là Luật kiểm toán độc lập 2011, được sửa đổi bởi Luật phí và lệ phí 2015.
Cụ thể, điểm đ khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015 đã bãi bỏ Điều 25 và khoản 3 Điều 15 của Luật kiểm toán độc lập 2011.
>>> Xem thêm: Văn bản hợp nhất Luật Kiểm toán độc lập mới nhất (Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2015)
Văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập mới nhất 2024 bao gồm:
- Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.
- Thông tư 150/2012/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Thông tư 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Thông tư 202/2012/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán.
- Thông tư 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
- Thông tư 56/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 150/2012/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Thông tư 70/2015/TT-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
- Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
- Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
- Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
- Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi chế độ báo cáo tại Thông tư trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
- Thông tư 43/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư có quy định liên quan đến nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các chính sách hoặc thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính.
- Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
(Khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011)
- Mục đích của kiểm toán độc lập:
Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(Điều 4 Luật Kiểm toán độc lập 2011)
- Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập:
+ Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
+ Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
+ Độc lập, trung thực, khách quan.
+ Bảo mật thông tin.
(Điều 8 Luật Kiểm toán độc lập 2011)