Những tội danh không được đề nghị đặc xá dịp Tết Nguyên đán 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Cụ thể tại Điều 5 Luật Đặc xá 2018 quy định về thời điểm đặc xá như sau:
- Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.
- Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà không phụ thuộc vào thời điểm quy định trên.
Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá 2018 không được đề nghị đặc xá khi bị kết án phạt tù về tội:
- Tội phản bội Tổ quốc;
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;
- Tội gián điệp;
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;
- Tội bạo loạn;
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Tội phá rối an ninh;
- Tội chống phá cơ sở giam giữ;
- Tội khủng bố;
Hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự 2015 gồm:
- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược;
- Tội chống loài người;
- Tội phạm chiến tranh;
- Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê;
- Tội làm lính đánh thuê.
(Khoản 1 Điều 12 Luật Đặc xá 2018)
Căn cứ theo Điều 13 Luật Đặc xá 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá bao gồm:
- Được phổ biến chính sách, pháp luật về đặc xá; thông báo Quyết định về đặc xá, văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện của người được đề nghị đặc xá và thông tin khác về đặc xá liên quan đến người được đề nghị đặc xá.
- Liên hệ với thân nhân để thu thập giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.
- Cung cấp giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đề nghị đặc xá; khai báo đầy đủ, trung thực thông tin về cá nhân liên quan đến việc đề nghị đặc xá.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương V Luật Đặc xá 2018.
Theo Điều 20 Luật Đặc xá 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá dịp như sau:
- Người được đặc xá có quyền sau đây:
+ Được cấp Giấy chứng nhận đặc xá;
+ Được chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan giúp đỡ để hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện về việc làm, ổn định cuộc sống;
+ Được hưởng các quyền khác như người đã chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật.
- Người được đặc xá có nghĩa vụ sau đây:
+ Xuất trình Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó về cư trú hoặc làm việc;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Người được đặc xá là người nước ngoài có các quyền quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Đặc xá 2018, phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Đặc xá 2018.