Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
29/02/2024 11:30 AM

Xin cho tôi hỏi cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội? - Huỳnh Phát (Bình Thuận)

Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội?

Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Bảo hiểm xã hội là gì?

Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội?

Căn cứ Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Như vậy, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.

- Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nguyên tắc bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,089

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]