Tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
04/04/2024 16:15 PM

Cho tôi hỏi pháp luật hiện hành quy định về tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu như thế nào? – Hà Lan (Quảng Bình)

Tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu

Tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Quy định người làm việc trong tổ chức cơ yếu

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu được quy định tại Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 như sau:

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:

+ Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);

+ Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;

+ Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc các quy định nêu trên (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).

- Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu được quy định như sau:

- Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.

- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.

- Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

- Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 24 Luật Cơ yếu 2011)

Tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu

Theo Điều 4 Nghị định 32/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu như sau:

- Tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu được quy định tại Danh mục 01 ban hành kèm theo Nghị định 32/2013/NĐ-CP.

- Trang phục nghiệp vụ được trang bị cho người làm công tác cơ yếu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, phục vụ chiến đấu và làm công tác chuyên môn.

Tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu

STT

Tên trang phục

Đơn vị tính

Số lượng

Niên hạn

I

Trang phục thường xuyên

 

 

 

1

Trang phục đông hoặc hè

xuất

1

1 năm

2

Áo xuân thu

cái

1

1 năm

3

Áo lót

cái

2

1 năm

4

Quần lót

cái

2

1 năm

5

Bít tất

đôi

2

1 năm

6

Khăn mặt

cái

2

1 năm

7

Giầy da

đôi

1

1 năm

8

Dép nhựa

đôi

1

1 năm

9

Chiếu cá nhân

cái

1

1 năm

II

Trang phục niên hạn

 

 

 

1

Dây lưng nhỏ

cái

1

3 năm

2

Áo mưa

cái

1

3 năm

3

Màn cá nhân

cái

1

4 năm

4

Áo ấm

cái

1

3 năm

5

Vỏ chăn cá nhân

cái

1

4 năm

6

Gối cá nhân

cái

1

3 năm

7

Ba lô + túi lót

cái

1

4 năm

8

Áo mặc giao thời

cái

1

2 năm

9

Áo khoác

cái

1

5 năm

III

Trang phục chống rét

 

 

 

1

Vùng rét 1

 

 

 

a

Quần áo thu đông

bộ

1

2 năm

b

Áo ấm

cái

1

3 năm

c

Ruột chăn bông

cái

1

4 năm

d

Mũ bông

cái

1

3 năm

đ

Đệm nằm

cái

1

4 năm

2

Vùng rét 2

 

 

 

a

Quần áo thu đông

bộ

1

2 năm

b

Áo ấm

cái

1

3 năm

c

Ruột chăn bông

cái

1

4 năm

d

Đệm nằm

cái

1

4 năm

IV

Trang phục nghiệp vụ

 

 

 

1

Áo blu

cái

2

1 năm

2

Cặp nghiệp vụ

cái

1

3 năm

3

Quần áo dã ngoại, huấn luyện

bộ

1

1 năm

4

Giày da cao cổ

đôi

1

2 năm

Ghi chú:

- Một xuất trang phục đông gồm: 01 bộ quần áo đông + 01 áo dài tay.

- Một suất trang phục hè gồm: 02 quần dài + 01 áo ngắn tay hoặc 01 quần dài + 02 áo ngắn tay.

- Áo khoác: cấp cho người làm công tác cơ yếu có mức lương bằng mức lương cấp bậc quân hàm Thiếu tá trở lên.

Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2014/TTLT-BQP-BTC-BYT hướng dẫn cụ thể hơn về  tiêu chuẩn trang phục của người làm công tác cơ yếu như sau:

- Trang phục thường xuyên, trang phục niên hạn thực hiện theo các quy định nêu trên

- Trang phục chống rét được trang bị cho người làm công tác cơ yếu tại vùng rét 1, vùng rét 2 được thực hiện như sau:

+ Vùng rét 1, áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu làm việc tại các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh và các đảo thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Bình trở ra phía Bắc;

+ Vùng rét 2, áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc.

- Trang phục nghiệp vụ

+ Áo blu cấp cho người trực tiếp làm công tác mã dịch, nghiên cứu, thử nghiệm kỹ thuật mật mã, sản phẩm mật mã;

+ Cặp nghiệp vụ cấp cho người hưởng lương theo bảng lương sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân và bảng lương cấp hàm cơ yếu có phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã hệ số 0,3;

+ Quần áo dã ngoại, huấn luyện cấp cho người trực tiếp làm công tác huấn luyện, dã ngoại;

+ Giày da cao cổ cấp cho người trực tiếp làm việc tại các tỉnh biên giới, các đảo.

- Phương thức bảo đảm trang phục

+ Bảo đảm bằng hiện vật áp dụng đối với trang phục nghiệp vụ;

+ Bảo đảm bằng tiền hoặc bằng hiện vật áp dụng đối với trang phục thường xuyên, trang phục niên hạn và trang phục chống rét.

- Cơ sở xác định giá trị trang phục thường xuyên, trang phục niên hạn và trang phục chống rét

+ Việc xác định giá trị từng loại trang phục của người làm công tác cơ yếu được xác định trên cơ sở tương ứng với chất lượng và giá quân phục của quân nhân tại ngũ;

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về giá của từng loại trang phục sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc điều chỉnh giá các loại trang phục khi giá nguyên vật liệu trang phục biến động dưới 20%; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giá các loại trang phục khi giá nguyên vật liệu trang phục biến động từ 20% trở lên.

Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,037

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]