Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
08/06/2024 16:31 PM

Tại Thông tư 09/2023/TT-BTP có một số nội dung được đổi mới về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp (Hình từ Internet)

1. Giám định tư pháp là gì ?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi 2020), giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012.

2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

Tại Điều 21 Thông tư 09/2023/TT-BTP thì trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp được quy định cụ thể như sau:

2.1 Cục Bổ trợ tư pháp

 Đây là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp, có trách nhiệm:

 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn hoặc có liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về giám định tư pháp, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định tư pháp cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp;

- Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp;

- Kiểm tra, thanh tra về giám định tư pháp theo thẩm quyền;

- Đề xuất, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Thông tư 09/2023/TT-BTP.

2.2 Các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp

- Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;

- Xây dựng nguồn nhân lực làm giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý;

- Chuẩn bị và chịu trách nhiệm về nội dung, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ giám định ở lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;

- Phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm giám định trong lĩnh vực tư pháp;

- Tổ chức thực hiện việc lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định;

- Đề xuất khen thưởng đối với người làm giám định thuộc đơn vị mình;

- Thực hiện việc thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư 09/2023/TT-BTP;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Thông tư 09/2023/TT-BTP

3. Bộ Tư pháp: giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp tại Bộ Tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Sở Tư pháp:

Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương và có trách nhiệm:

- Phân công đơn vị làm đầu mối giúp Sở trong việc quản lý công tác giám định tư pháp ở lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền;

- Đề xuất, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo quy định của pháp luật;

- Hằng năm, báo cáo Bộ Tư pháp (qua Cục Bổ trợ tư pháp) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của mình ở địa phương.

Võ Tấn Đại

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 333

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]