- Đối với thu ngân sách nhà nước nội địa năm 2024 phấn đấu cả nước tăng khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2023 không kể các khoản thu sau:
+ Thu tiền sử dụng đất.
+ Thu xổ số kiến thiết.
+ Tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý: Mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn trên cơ sở có tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế.
- Đối với dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2023.
Đối với dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo các quy định của pháp luật;
- Đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách;
- Gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập;
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội;
- Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
- xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau;
- Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2024;
- Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi cân đối được nguồn thực hiện;
Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết nội dung tại Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 10/6/2023.