Điểm mới Thông tư 23/2023 về tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định CQNN
Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/6/2023 và thay thế với một số điểm nổi bật sau đây:
Trong đó, Thông tư 23/2023/TT-BTC thay đổi thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn với máy photocopy, camera giám sát như sau:
- Máy photocopy:
+ Thời gian sử dụng máy photocopy: 05 năm (hiện hành theo Thông tư 45/2018/TT-BTC là 8 năm);
+ Tỷ lệ tính hao mòn máy photocopy: 20% (hiện hành là 12,5%).
- Camera giám sát:
+ Thời gian sử dụng camera giám sát: 05 năm (hiện hành theo Thông tư 45/2018/TT-BTC là 8 năm);
+ Tỷ lệ tính hao mòn camera giám sát: 20% (hiện hành là 12,5%).
Xem chi tiết Khung thời gian tính hao mòn tài sản cố định TẠI ĐÂY.
Theo Thông tư 23/2023/TT-BTC tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.
(Hiện hành, Thông tư 45/2018/TT-BTC còn quy định: Loại 7 (Tài sản cố định vô hình khác)).
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao, trong đó 04 loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao gồm:
- Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị tài sản quy định tại Điều 100, Nghị định 151/2017/NĐ-CP;
- Tài sản cố định đặc thù theo quy định;
- Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
- Tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.
So với quy định hiện hành tại Thông tư 45/2018/TT-BTC thì Thông tư 23/2023/TT-BTC bỏ 02 loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao là tài sản cố định đang thuê sử dụng và tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.
Tại Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định tiêu chuẩn xác định tài sản là tài sản cố định được quản lý, tính hao mòn, khấu hao tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi thỏa mãn 02 điều kiện:
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;
- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên;
Tuy nhiên đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thì chỉ được xác định là tài sản cố định khi đáp ứng 02 điều kiện:
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;
- Đáp ứng điều kiện về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
Theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản cố định tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản cố định).
- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định. (Mới bổ sung)
- Tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo hiểm tài sản công). (Mới bổ sung)
- Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BTC theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 103 Nghị định 151/2017/NĐ-CP .
Thông tư 23/2023/TT-BTC: Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.
(So với Thông tư 45/2018/TT-BTC, bổ sung tài sản cố định đặc thù là tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm,…)
Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định nêu trên, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTC) để thống nhất quản lý.
Theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, tài sản cố định phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản gồm:
- Tài sản cố định hình thành do mua sắm.
- Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng.
- Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển.
- Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại (bao gồm cả trường hợp nhà cung cấp đổi tài sản cũ bằng tài sản mới sau một thời gian sử dụng theo chính sách của nhà sản xuất/nhà cung cấp).
- Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi trên sổ kế toán).
- Tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP. (Mới bổ sung)
- Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.